Page 133 - 10 điều khác biệt nhất giữa kẻ giàu & người nghèo
P. 133

Khi công việc kinh doanh cà phê của tôi trắc trở, tôi thừa nhận 50% lý do thất bại

  và đổ lỗi cho đối tác phần còn lại. Nó có vẻ logic vì rốt cuộc chúng tôi là đối tác của

  nhau. Nhưng sau một thời gian tức giận và bực bội với thất bại kia, tôi đã quyết định
  nhận nhiều trách nhiệm hơn. “Được rồi,” tôi nói: “Mình sẽ chịu 75% trách nhiệm. Chỉ

  25% là lỗi của anh ta.” Tôi cảm thấy ổn hơn một chút nhưng trong lòng vẫn còn tức
  giận. Gần một năm sau ngày dẹp cửa hàng, khi đang đi dạo cùng vợ, bất thình lình, tôi

  nói: “Em biết không, anh nghĩ cuối cùng anh cũng có thể chấp nhận 90% trách nhiệm
  cho thất bại kia.”

         Vợ tôi nói: “À, khi anh có thể nhận 100% trách nhiệm thì nghĩa là anh đã quên
  nó rồi.”

         Tôi chẳng nói được lời nào. Sao vợ tôi dám nói thế? Tôi hơi bực mình nhưng sâu
  thẳm bên trong tôi biết cô ấy nói đúng, và tôi làm những gì mình phải làm: chấp nhận

  điều đó. Khi đó, tôi đã nhận 100% trách nhiệm, và ngay lập tức điều đáng kinh ngạc

  và thần kỳ đã xảy ra: một lực vô hình nhấc tôi lên khỏi mặt đất. Tôi cảm thấy sinh lực
  bản thân tăng lên cùng một cảm giác tự do và hạnh phúc mà đã lâu rồi tôi chưa từng
  trải qua.

         Suốt cả một năm sau thất bại kia, tôi luôn tự hỏi bản thân: “Tôi có thể học được

  gì từ thất bại này?” Tôi đã nhận ra một quy luật: Nếu vẫn còn đổ lỗi và than phiền thì
  bạn sẽ chẳng thay đổi được. Nhưng khi chấp nhận 100% trách nhiệm cho kết quả của

  bản thân, bạn sẽ bắt đầu nhận được nhiều bài học giá trị từ những thất bại của mình.
  Tôi rút ra hai bài học lớn mà tôi nhận được sau khi ngừng đổ lỗi cho đối tác về thất

  bại của cửa hàng cà phê.
         Bài học đầu tiên là hãy chấp nhận 100% trách nhiệm. Đó là tiền của tôi và chọn

  lựa của tôi khi chấp nhận rủi ro để mở cửa hàng và chính tôi đã lựa chọn anh đối tác
  kia.

         Tôi đã để đối tác kiểm soát phần lớn công việc kinh doanh. Công bằng mà nói,
   128   129   130   131   132   133   134   135   136   137   138