Page 34 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 34
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Nếu chỉ gả riêng cho một trong ba người thì đồng nghĩa thất tín với hai người còn lại,
cúng có nghĩa là “bội ước”, điều mà pháp luật Do Thái không thể chấp nhận.
Vì vậy, bất luận nhà vua có làm như thế nào, cũng đều có thể đối mặt với khả năng vi
phạm pháp luật. Để tránh một kết cục không hay, “Talmud” đã lựa chọn một tiêu
chuẩn khác - không xem ai đã có cống hiến lớn nhất trong việc trị khỏi bệnh cho
công chúa, mà xem ai đã “dâng hiến” nhiều hơn.
“Cống hiến” và “dâng hiến” tuy chỉ khác nhau có một chữ, nhưng lại cách biệt nhau
rất xa. Cống hiến là nói lên mối tương quan giữa kết quả của hành vi và người nhận
ơn huệ, cũng chính là sự đánh giá của nhà vua đứng trên góc độ có lợi cho mình;
dâng hiến là nói lên mối quan hệ tương đối giữa quá trình hành động và người ban
ơn, cũng chính là sự đánh giá của nhà vua đứng trên góc độ “gánh chịu tổn hại” của
đối phương. Vì vậy, đổi “cống hiến” thành “dâng hiến”, trên thực chất là đã thay đổi
hoàn toàn tiêu chuẩn đánh giá, từ đó thay đổi luôn cả nội dung lời hứa của nhà vua.
Nói rõ thêm một bước, trong hệ thống giá trị của người Do Thái, cùng làm tiêu chuẩn
đánh giá, vị trí của “dâng hiến” sẽ cao hơn “cống hiến”, đặt “dâng hiến” vào vị trí ưu
tiên hơn so với “cống hiến”, đương nhiên hợp lý và hợp pháp. Nếu đã như vậy, thay
đổi điều kiện thực hiện lời hứa, cũng là có “căn cứ pháp luật, dựa vào đạo lý”.
Giáo huấn cho kẻ vi phạm giao ước
Người Do Thái rất giỏi đấu trí với các đối tác trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng,
điều này có liên quan với thói quen tuân thủ giao ước của chính họ.
Khi ký kết và tuân thủ một giao ước, người Do Thái đều hết sức thận trọng, và yêu
cầu đối phương cũng phải có thái độ như vậy. Nhưng yêu cầu ấy làm sao có thể đặt