Page 254 - Nghĩ và làm giàu
P. 254
eBook mie n ph : ebook.dangtrongdai.com
Nỗi sợ hãi này làm trí tuệ tê liệt, phá vỡ trí tưởng tượng, giết chết
sự tự tin, gặm nhấm sự hào hứng, làm nguội lạnh sáng kiến, lu mờ
mục tiêu, cướp đi khả năng tự kiểm soát. Nó làm cho cá nhân mất
tính thuyết phục, tư duy hết rõ ràng, quấy phá việc tập trung sức
lực. Nó làm mất tính kiên định, biến sức mạnh thành sự bất lực vô
công rồi nghề, làm tiêu tan tham vọng, giảm trí nhớ, thu hút sự rủi
ro. Nó bóp chết tình yêu, cưỡng bức những tình cảm tốt nhất trong
tâm hồn, đày đọa tình bạn, kéo theo sự bất hạnh, dẫn đến mất ngủ,
buồn rầu, tuyệt vọng. . . Và những điều đó thường xuyên xảy ra bất
chấp một chân lý hiển nhiên là chúng ta đang sống trong một thế
giới đầy những điều tốt lành mà tâm hồn chúng ta mong muốn, và
giữa ta với điều mong mỏi chẳng có trở ngại nào ngoài một trở
ngại duy nhất - không có mục tiêu cụ thể.
Trong tất cả mọi nỗi sợ hãi, sợ nghèo đói - không còn nghi ngờ gì
nữa - là nỗi sợ có tính phá hoại mạnh nhất. Khó khắc phục nó nhất,
vì thế mà chúng tôi bắt đầu từ điểm này. Nó phát sinh từ nỗi sợ hãi
trở thành nạn nhân của những người anh em của mình - nỗi sợ hãi
đã bắt rễ trong đầu chúng ta. Súc vật hành động theo bản năng,
nhưng khả năng tư duy của chúng rất hạn chế cho nên chúng săn
đuổi và ăn thịt lẫn nhau theo đúng nghĩa đen của từ này. Con
người, có tổ chức tâm lý và thần kinh cao cấp, có khả năng suy nghĩ
và lập luận, không ăn thịt đồng loại - nó tìm thấy sự thỏa mãn lớn
hơn trong việc ăn thịt bằng kinh tế. Con người tham lam đến mức
xã hội phải nghĩ ra các loại luật có thể để chặn anh ta khỏi những
người gần gũi.
Nghèo đói! Không gì có thể đem lại nhiều khổ đau và lăng nhục
như vậy. Chỉ những người đã trải qua tình trạng này mới hiểu hết ý
tôi nói.
Chẳng có gì lạ lùng trong việc chúng ta sợ đói nghèo. Kinh nghiệm
truyền từ đời này sang đời khác cho thấy rằng có những người ta
251