Page 25 - 10 điều khác biệt nhất giữa kẻ giàu & người nghèo
P. 25

06. Người giàu học cả đời, Người nghèo theo nửa đoạn



         Tại sao những ngôi nhà trị giá hàng triệu đô-la luôn có thư viện trong đó? Chỉ là

  tình cờ khi các ngôi nhà triệu đô-la thì có, còn các ngôi nhà nhỏ thì không? Tôi không
  nghĩ như vậy.

         Hầu hết các triệu phú mà tôi biết đều đọc một cuốn sách mỗi tuần. Chúng tôi
  luôn gợi ý cho nhau những cuốn sách và các chương trình truyền hình thú vị trong

  nhóm. Một người bạn của tôi đã dành 500.000 đô-la để nghiên cứu về thành công. Tôi

  cũng dành 100.000 đô-la cho bài học thành công của chính mình. Nếu bạn có tư duy
  của người nghèo, có thể bạn đang nghĩ, tôi không có nhiều tiền thế để đổ vào việc học

  cách kiếm tiền!
         Tôi không có ý rằng chúng tôi đã tiêu chừng đó tiền cùng một lúc thay vào đó

  liên tục đầu tư để trau dồi thêm kiến thức của mình mỗi khi kiếm được nhiều tiền hơn.
  Thành công là cả một quá trình. Nếu 1% thu nhập của bạn không được đầu tư cho

  việc nâng cao kiến thức về tiền bạc thì bạn sẽ mãi mãi kẹt lại ở mức nghèo. Càng đầu
  tư nhiều vào việc làm giàu kiến thức về tiền bạc, bạn càng kiếm được nhiều tiền.

         Sức mạnh của sách và thầy dạy tư
         Bạn có thể bắt đầu với những cuốn sách. Tôi đảm bảo với bạn rằng người giàu

  đọc, đọc và đọc. Sách không hề đắt so với những kiến thức mà chúng mang lại. Bạn
  có nhận ra rằng mình đã học được một khái niệm chỉ trong vài giờ từ một cuốn sách

  mà ai đó phải mất vài năm để xây dựng không? Ngày càng có nhiều người trở thành
  người giàu bởi họ đang rút ngắn được thời gian tìm hiểu những bí mật tài chính mà

  những người khác phải mất rất nhiều năm mới khám phá ra. Tôi cảm giác một số

  cuốn sách 20 đô-la tôi từng đọc phải có giá trị tới 20.000 đô-la bởi những gì tôi học
  được từ chúng.
         Ngoài sách, các kẻ giàu còn trả tiền cho những lời khuyên từ các chuyên gia trong

  lĩnh vực họ cần tìm hiểu. Người nghèo thì muốn nhận được lời khuyên miễn phí. Lời

  khuyên miễn phí thường là lời khuyên đắt đỏ nhất. Thông thường, lời khuyên miễn
  phí  cuối  cùng  sẽ  khiến  bạn  phải  trả  giá  bằng  một  thứ  khác.  Lời  khuyên  miễn  phí

  thường là ý kiến chủ quan của một ai đó; anh ta nghĩ rằng mình hiểu biết về lĩnh vực
  bản thân đang nói đến, nhưng thực ra chẳng có kinh nghiệm thực tế nào cả.

         Người giàu không đánh giá cao những lời khuyên miễn phí như vậy. Họ học hỏi
  từ những người đã, đang, và vẫn tiếp tục làm trong lĩnh vực đó. Đây là khi chi phí cho

  việc học các kiến thức tài chính bắt đầu cao dần.
         Những cuốn sách trong tủ sách thành công của tôi có thể giá trị khoảng 20.000

  đô-la. Nhưng khoản đầu tư của tôi dành cho các thầy dạy tư và cố vấn riêng nhiều gấp
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30