Page 26 - 10 điều khác biệt nhất giữa kẻ giàu & người nghèo
P. 26

5 lần con số đó. Hãy nhớ, tôi không nói là “số tiền tôi đã trả” mà nói “khoản đầu tư

  của tôi”.
         Thật khó có thể xác định giá trị tri thức mà bạn học được từ những người có kinh
  nghiệm thực tế. Một cố vấn hoặc hướng dẫn có uy tín thu một khoản phí nào đó,

  nhưng người giàu coi đây là một khoản đầu tư. Tôi tin rằng ai cũng cần một người

  thầy. Tại sao không? Bạn có thấy các vận động viên giỏi đều có một huấn luyện viên
  không? Vậy thì tại sao bạn lại không cần một người như thế nếu muốn xây dựng cơ

  đồ?
         Đầu tư cho các khóa học tài chính

         Một hội thảo bàn về cách làm giàu kéo dài 2 ngày cuối tuần mà tôi từng tham dự
  có giá 12.500 đô-la. Một trong các triệu phú ở đó nói ông ta đã học được vài mẹo mực

  mà khi áp dụng vào việc kinh doanh hiện tại của mình, nó sinh ra 10 triệu đô-la! Vậy
  bỏ ra 12.500 đô-la để tăng thu nhập lên 10 triệu đô-la, có đáng hay không? Tất nhiên

  là có rồi.
         Tôi biết người nghèo không thể bắt đầu bằng việc tham dự các sự kiện với chi

  phí lớn như vậy. Nhưng họ có thể đọc những cuốn sách 20 đô-la mà đáng giá 20.000

  đô-la nếu họ biết áp dụng những kiến thức học được từ đó.
         Người giàu đầu tư kiến thức của mình bằng cách trả tiền cho những người đã đạt
  được thành công. Khi bắt đầu đầu tư vào bất động sản, tôi mua một cuốn sách giá 25

  đô-la, cuốn sách đem lại cho tôi kiến thức và can đảm để bắt đầu. Lần sau tôi mua

  một tấm vé tham dự chương trình trên kênh thông tin thương mại giá 200 đô-la. Với
  kiến thức thu được từ đó và áp dụng vào thực tế, tôi kiếm được gần 100.000 đô-la

  trong năm tiếp theo. Sau đó, tôi đầu tư cho một chương trình kéo dài một năm có giá
  4.000 đô-la, và kiếm được 200.000 đô-la năm tiếp nữa. (Tôi không kể chi tiết vì chỉ

  muốn nhấn mạnh rằng càng đầu tư nhiều cho kiến thức, bạn sẽ càng kiếm được nhiều
  tiền hơn.) Trí khôn là do việc ứng dụng kiến thức mà ra.

         Hầu hết người nghèo có thu nhập dừng lại ở mức nào đó từ năm này qua năm
  khác, bởi kiến thức của họ cũng không thay đổi từ năm này qua năm khác. Phần lớn

  bởi họ nghĩ việc học chỉ diễn ra tại trường học. Còn người giàu tiếp tục học tại trường
  đời. Họ liên tục học từ các tình huống xảy ra trong cuộc sống.

         Một câu hỏi chung mà người giàu thường đặt ra là: “Tôi có thể học gì từ việc
  này?” Ngược lại, người nghèo thường hỏi: “Tại sao việc này luôn xảy ra với tôi?” Bởi

  họ không học được bài học mà cuộc sống đang cố dạy họ, nên người nghèo cứ phải
  trải qua những tình huống lặp đi lặp lại.
   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31