Page 10 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 10

Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com




               Một tuần sau, một người làm thuê hối hả chạy đến gặp ông chủ và nói: “Chủ cửa hàng
               nói, không đưa tiền mặt thì không được lấy đồ. Vì vậy, tốt hơn là ông hãy trả tiền mặt

               cho tôi vậy nhé!”.



               Chẳng ngờ, người chủ  cửa  hàng tìm đến  thanh toán sổ  sách cũng nói: “Người làm

               công của ông đã đến lấy những vật dụng cần thiết, xin ông thanh toán cho tôi!”.


               Ông chủ người Do Thái nghe xong câu chuyện bối rối không hiểu, lập tức tiến hành

               điều tra. Nhưng hai bên đều khăng khăng rằng mình nói thật, khiến ông không thể

               chứng minh được ai đã gian dối trong việc này. Kết quả, ông chủ người Do Thái đành
               phải trả tiền cho cả người làm công và ông chủ cửa hàng bởi ông đã có lời hứa với cả

               hai bên.



               Điều đầu tiên mà người Do Thái ý thức đến chính là nghĩa vụ tuân thủ giao ước của
               bản thân. Hầu hết những người Do Thái đều rất xem trọng chữ tín, tuân thủ                 giao

               ước, khi làm ăn buôn bán với nhau, thường không cần đến văn bản hợp đồng, chỉ cần

               một lời hứa là đã đủ sức ràng buộc, bởi họ tin rằng: “Có Chúa nghe thấy”.



               Việc xem trọng chữ tín, tuân thủ giao ước của người Do Thái đã mang đến cho họ

               một hiệu quả kinh tế tích cực.


               Giới kinh doanh hiện đại hết sức xem trọng uy tín. Uy tín chính là nguồn vốn vô hình,

               là cơ sở tồn tại cho một công ty. Vì vậy, dùng uy tín để mời gọi hay giữ chân khách

               hàng là chiêu bài được rất nhiều nhà doanh nghiệp hiện nay sử dụng. Trong lĩnh vực
               kinh doanh, tập đoàn đầu tiên đã đưa uy tín kinh doanh lên vị trí cao nhất - “không

               hài lòng có thể đổi hàng”, chính là Công ty bách hóa Sears Roebuck, do một thương

               nhân người Mỹ gốc Do Thái là Julius Rosenberg thành lập.


               Quy tắc “không hài lòng có thể đổi hàng” mà công ty ông đã đưa ra vào đầu thế kỷ 20

               có thể gọi là “chuyện lạ bốn phương” vào thời ấy. Quả thực, điều này đã hoàn toàn
   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15