Page 12 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 12
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
ngọn nguồn của tín ngưỡng Do Thái, chính là “giao ước cổ xưa” được ký kết giữa
Thượng Đế và con người.
Giao ước xét về ý nghĩa hiện đại, trong hoạt động kinh doanh được gọi là “hợp đồng”.
Hợp đồng là một loại văn bản được thực hiện trong quá trình giao dịch giữa đôi bên,
được ký kết nhằm bảo vệ lợi ích của đôi bên, quy định trách nhiệm mà đôi bên cần
phải thực hiện trong một thời hạn nhất định. Một hợp đồng hợp pháp, phải chịu sự
bảo hộ của pháp luật.
Trong giới kinh doanh toàn cầu, vấn đề giữ đúng hợp đồng của các thương nhân Do
Thái có thể nói là “chắc như dinh đóng cột”. Dưới ngòi bút của Shakespeare, thương
nhân Shylock của thành Venice dường như đã trở thành một con quỷ bủn xỉn, tính
toán chi li, xem tiền như mạng sống. Trên thực tế, có thể đó là do thái độ thành kiến
hoặc lòng đố kỵ thái quá của Shakespeare đối với người Do Thái mà thôi. Hành động
của Shylock là điều luôn được đề xướng trong tinh thần hợp đồng hiện đại, và cũng
là một biểu hiện của truyền thống tuân thủ hợp đồng của người Do Thái. Những điều
kiện mà ông ta đã đề xuất cho người đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản Antonio
là hoàn toàn đúng theo giao ước ban đầu.
Lịch sử kinh doanh của người Do Thái có thể xem là có liên quan đến việc ký kết và
tuân thủ hợp đồng. Một trong những nguyên nhân tạo nên thành công của các
thương nhân Do Thái là một khi họ đã ký kết vào hợp đồng thì nhất định sẽ chấp
hành đến cùng. Dù có gặp phải những khó khăn và nguy cơ lớn hơn, cũng chấp nhận
tự mình gánh vác lấy. Họ tin rằng, đối tác trong cuộc giao dịch cũng sẽ nghiêm chỉnh
chấp hành những quy định đã được ký kết trong hợp đồng. Bởi vì, sự tồn tại của họ
được bắt nguồn từ việc ký kết một giao ước giữa họ với Thiên Chúa. Nếu không tuân
thủ giao ước, là đồng nghĩa với việc phá bỏ giao ước giữa người và Thiên Chúa, tất sẽ