Page 142 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 142
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
chuyển trong việc vay mượn sức manh của họ để phát triển hay phục vụ cho chính
mình.
® Nương theo sức gió, đưa mình lên cao
Bất kể trong lĩnh vực kinh tế, chính trị hay khoa học kỹ thuật, người Do Thái đều rất
khéo léo trong việc mượn “thế”, mượn “trí” của người khác.
Michael Fribourg, một thương nhân Do Thái lỗi lạc, người dã biến một cửa hàng thực
phẩm nhỏ thành một tập đoàn cung cấp lương thực thực phẩm xuyên quốc gia. Nói
đến nguyên nhân thành công của Fribourg, chúng ta có thể nhấn mạnh đến hai nhân
tố là nguồn lực thông tin
khoa học kỹ thuật tiên tiến và khả năng mượn “lực” từ đội ngũ nhân tài cao cấp của
công ty. Ông đã không tiếc vốn, không ngừng áp dụng những thiết bị kỹ thuật tiên
tiến nhất thế giới, đồng thời sẵn sàng trả mức lương cực cao, mời các nhân tài quản
lý kinh doanh về làm việc cho công ty. Bằng cách đó, khả năng nắm bắt thông tin của
công ty ngày càng linh hoạt, chủ động, đội ngũ lao động ngày càng lành nghề, năng
lực cạnh tranh luôn vượt trên ĩ các đối thủ khác. Tuy ông phải bỏ ra rất nhiều tiền,
nhưng cũng thu về nhiều gấp mấy lần, có thể gọi là “chịu lỗ ít, giành lợi cao”.
Công ty của Rockefeller làm ăn ngày càng phát đạt. Nhưng ông vẫn là một kẻ tay
trắng khởi nghiệp, nguồn vốn có hạn. Khi phải cạnh tranh với một số đối thủ, ông
luôn ở vào thế yếu, vì vậy mà kế hoạch lũng đoạn thị trường tiêu thụ dầu thô của ông
đành tạm gác sang bên.
Qua điều tra và thận trọng phân tích, ông nhận thấy tuyến đường sắt nối liền từ vùng
khai thác đến các công ty dầu mỏ chỉ được sử dụng trong những lúc cần thiết, .tính
bất thường đó khiến ngành đường sắt gặp phải rất '.nhiều khó khăn. Rockeleler suy
tính, một khi ông ký kết với phía đường sắt một họp đồng bảo đảm lượng dầu