Page 193 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 193
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
được những người bạn đã cùng chung hoạn nạn, càng không thể quên được người
mẹ đã phải gánh chịu quá nhiều đắng cay khổ cực.
Ông không bao giờ quên những tháng ngày cơ cực nghèo đói của mình. Ông góp tiền
cho trường học, giúp trẻ em trong những gia đình nghèo túng có được cơ hội học
tập; ông quyên tiền xây dựng bệnh viện cho người mù, xây dựng các cô nhi viện, giúp
những người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa có được một cuộc sống hạnh
phúc hơn, ấm áp tình người hơn.
Sự nghiệp của ông không chỉ là kiếm tiền, không chỉ là đầu cơ cổ phiếu. Ông khẳng
khái, rộng rãi nhưng lại hết sức lặng lẽ trong việc từ thiện; ông yêu thích nghệ thuật
và đặc biệt quan tâm đến những t{i năng nghệ thuật. Chơi cổ phiếu, kiếm tiền, chỉ là
cơ sở cho ông thực hiện những giá trị nhân sinh của mình.
Từ bần cùng trở nên giàu có, từ ăn xin trở thành tĩ phú, qua câu chuyện “truyền kỳ”
đầy xúc động của Joseph, chúng ta không khó nhận ra, con đường đi đến thành công
luôn nằm dưới chân mỗi người. Chỉ cần bạn kiên trì theo đuổi, biết nắm bắt cơ hội,
vân dụng đúng tri thức và có lòng dũng cảm, thành công chắc chắn sẽ đến với bạn.
Henry Petersen: lịch sử lập nghiệp đầy cay đắng
Trong thị trường kim cương thế giới, người Do Thái chiếm vị trí thống trị tuyệt đối,
mà Henry Petersen chính là người đứng đầu trong những nhà “thống trị” đó.
Năm 1908, Henry Petersen sinh ra trong một gia đình Do Thái chính thống ở thủ đô
Luân Đôn của Anh. Ông mất cha từ nhỏ, gánh nặng gia đình vì thế đổ dồn lên đôi vai
của người mẹ. Để mưu sinh, mẹ của Henry quyết định di cư đến New York. Năm ông
14 tuổi, mẹ ông đã ngã bệnh do lao lực quá độ, Henry đành phải bỏ dở việc học, dành
hết thời gian cho việc kiếm tiền.