Page 195 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 195
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Henry, đây là một phát hiện quan trọng: không ngờ danh tiếng của thầy Casshem lại
có trọng lượng đối với những quý bà lắm bạc nhiều tiền đến như vậy. Ông lập tức
nghĩ đến chuyện mượn danh tiếng của thầy để làm ăn.
Nhưng vận may không đến được lâu, do bị ganh tị nên Henry không được tiếp tục
mướn căn phòng hiện đang ở nữa, nguy cơ thất nghiệp lại treo lơ lửng trên đầu.
Không còn cách nào khác, Henry phải đi tìm một căn phòng mới. Ông đọc được một
mẫu quảng cáo trên báo: một người bán đồng hồ đeo tay vì thuê phòng qu| mắc,
muốn tìm một người bạn cùng thuê chung. Henry chạy vạy khắp nơi, may sao mượn
được đủ tiền để trả tiền phòng, ông bắt đầu mở cửa tiệm, tiếp tục công việc của
mình.
Nhưng vận mệnh đen đủi vẫn chưa muốn rời bỏ ông, cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn
tiếp diễn, hàng loạt xí nghiệp phải đóng cửa, anh chàng bán đồng hồ đeo tay kia cũng
không cầm cự nổi nên đã bỏ đi. Tiền phòng tăng lên gấp đôi khiến ông phải làm việc
từ 6 giờ 30 sáng cho đến 2 giờ sáng hôm sau. Tinh thần và ý chí lao động cần cù của
ông đã được đền đáp, tay nghề của ông ngày càng nâng cao đáng kể.
Mùa thu năm 1935, một bước ngoặt trọng đại trong quá trình lập nghiệp của Henry
đã đến. Một buổi trưa nọ, một người lạ mặt đến gõ cửa hiệu của ông. Người đó không
ai khác hơn là Messinger - một nhà kinh doanh nữ trang danh tiếng lừng lẫy vào thời
bấy giờ. Messinger muốn đặt hàng gia công dài hạn cho mạng lưới tiêu thụ của ông ở
thị trường New York. Đó thực sự là một cơ hội cho ông phát huy trí tuệ và kỹ thuật
của mình.
Henry trở thành nơi đặt hàng độc quyền cho các cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá
quý của Messinger. Từ đó, Henry đã có một nguồn thu nhập ổn định, ít nhất mỗi tuân
cũng thu vào được 30 đô la. Vào thời đó, một người theo nghề gia công nữ trang mà