Page 262 - Nghĩ và làm giàu
P. 262

eBook mie n ph : ebook.dangtrongdai.com






            rất hay để lại những vết thương không bao giờ lành cho con người.
            Mẹ một người bạn thuở thiếu thời của tôi giã nó (theo đúng nghĩa
            đen  của  từ  này!),  tức  là  giáo  dục  con  bằng  chày,  ngày  nào    cũng
            đánh, và lần nào cũng kết thúc hành lễ bằng  tuyên  bố sau:Ôi, nhà
            tù nó nhớ mày quá rồi đấy, mày trước hai mươi tuổi thể nào cũng
            vào tù.Và thế là cậu này rơi vào trại cải tạo năm. . . 17  tuổi.

            Phê  phán  -  đó  là  dạng  dịch  vụ  rất  sẵn.  Mỗi  một  người  trong  số
            chúng ta đã nhận được không biết bao nhiêu món quà không mất
            tiền  này!  Và  họ  hàng  nữa  chứ  (đặc  biệt  là  những  người  gần  gũi
            nhất)! Tôi cho rằng những cha mẹ nào dùng phê phán để nuôi dạy
            con cái và tạo ra cho con mình mặc cảm kém giá trị đội lốt người,
            phải liệt vào hàng tội phạm (bởi vì đây là loại tội ác xấu xa nhất!).
            Những người làm công tác quản lý hiểu bản chất con người không
            phải  bằng  phê  phán  mà  bằng  quan  hệ  mang  tính  xây  dựng  vận
            dụng  được  tất  cả  những  gì  tốt  đẹp  nhất ở  nhân  viên  dưới  quyền.
            Những người làm cha làm mẹ cũng có thể đạt được những kết quả
            như vậy. Phê phán đem lại cho trái tim cảm giác tầm thường kém
            cỏi  hoặc  giận  dỗi.  Chứ  không  phải  lòng  biết  ơn.  Chứ  không  phải
            tình yêu.




                         SỢ PHÊ PH\N: BẢY TRIỆU CHỨNG


            Nỗi sợ hãi này cũng tổng hợp như nỗi sợ nghèo đói, và hậu quả của
            nó cũng tai hại cho cá nhân con người như vậy bởi vì sợ phê phán
            sẽ  giết  chết  sáng  kiến  và  làm  cho  những  cố  gắng  của  trí  tưởng
            tượng trở nên vô nghĩa. Những triệu chứng chủ yếu là:

            RỤT RÈ E NGẠI - thường thể hiện ở sự lúng túng, bẳn gắt trong khi
            nói chuyện hoặc khi gặp người lạ, động tác lóng ngóng, mắt không
            dám nhìn thẳng.




                                         259
   257   258   259   260   261   262   263   264   265   266   267