Page 174 - 10 điều khác biệt nhất giữa kẻ giàu & người nghèo
P. 174
những người khác dễ dàng hơn. Bạn cần mọi người và mọi người cần bạn. Bằng cách
tin tưởng vào bản thân, những người khác sẽ cảm thấy bạn cũng tin tưởng vào họ. Họ
sẽ muốn giúp bạn vì họ cảm thấy bạn chân thành trong việc giúp đỡ họ.
Khi bạn tin vào bản thân và mọi người, và cùng nhau chấp nhận rủi ro, khả năng
thành công của bạn sẽ cao hơn. Chân lý đơn giản là càng chấp nhận nhiều rủi ro thì
khả năng thành công càng cao. Càng ít chấp nhận rủi ro thì khả năng thành công càng
thấp. Do đó, hãy chấp nhận rủi ro và chấp nhận chúng với niềm tin vào những kết
quả tích cực. Chấp nhận rủi ro khi đang sợ hãi thường dẫn đến thất bại.
Người không tôn trọng người khác thường thiếu tôn trọng bản thân mình.
Rủi ro và nỗi sợ
Bạn luôn đưa ra lựa chọn để tin tưởng hay sợ hãi. Lý do lớn nhất khiến mọi
người sợ là vì họ tin vào những thứ không có thật. Có lẽ bạn đã từng biết đến cụm từ
viết tắt phổ biến đại diện cho từ sợ hãi (FEAR) – False Evidence Appearing Real (Tạm
dịch: Chứng cứ sai nhưng có vẻ như đúng).
Trong hội thảo “Thông Thái Dẫn Đến Tự Do” của tôi, tôi dạy học viên cách sử
dụng những câu hỏi đầy quyền lực để xử lý nỗi sợ. Khi đối mặt với nỗi sợ hãi, hãy tự
hỏi bản thân: “Cái gì tôi tin là thật nhưng thực tế không phải là sự thật?” Dù đơn giản,
cách này rất hiệu quả. Câu trả lời của câu hỏi đó sẽ giúp bạn xác định những niềm tin
sai lầm và nhận ra thực trạng. Sự thật sẽ giúp bạn vượt qua nỗi sợ và củng cố niềm tin,
từ đó bạn có thể chấp nhận những rủi ro cần thiết cho thành công. Niềm tin sai lầm
nuôi dưỡng nỗi sợ còn sự thật nuôi dưỡng niềm tin. Hãy sử dụng kỹ thuật này mỗi khi
đối mặt với nỗi sợ hãi. Cái tôi sẽ muốn biện minh cho những niềm tin giới hạn nhưng
con tim bạn biết đâu là sự thật. Nếu sẵn lòng lắng nghe con tim mình và đặt nghi vấn
cho những niềm tin đang có, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được nhiều bình yên và niềm
vui hơn. Bình yên và niềm vui là những đồng minh đầy sức mạnh trong cuộc đời một