Page 152 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 152
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
nhiên là không ai chịu bán cho ai. Chính vì thế Nathan lại dùng đến cao chiêu “muốn
giữ phải buông”, đánh lạc hướng dư luận, lợi dụng sự chênh lệch thời gian nắm bắt
thông tin, nhờ đó có thể “biến đá thành vàng”.
Bernard Baruch là nhà doanh nghiệp, nhà chính trị, triết học lừng danh của Mỹ. Ông
là một trong số ít những nhà doanh nghiệp có thể trở thành tỉ phú trước tuổi 30.
Năm 1916, ông được tổng thống Wilson ủy nhiệm làm cố vấn cho 'hộ quốc phòng”,
chủ tịch “hội đồng quản lý nguyên liệu, khoáng sản và tiền tệ”, sau đó lại đảm nhiệm
chức vụ chủ tịch “hội đồng công nghiệp vận tải đường sắt”. Năm 1946, ông trở thành
đại diện của Mỹ trong úy ban năng lượng nguyên tử của Liên Hiệp Quốc. Trong thời
gian làm việc tại đây, ông đã đề xuất một kế hoạch hết sức nổi tiếng - “kế hoạch
Baruch”, kêu gọi thành lập một tổ chức quốc tế, nhằm mục đích khống chế việc sử
dụng năng lượng nguyên tử và kiểm soát các thiết bị năng lượng nguyền tử. Trong
suốt cuộc đời hoạt động của mình, ông luôn nhận được sự tôn trọng của hầu hết mọi
người, mọi giới.
Lúc mới khởi nghiệp, Baruch đã dựa vào năng lực nhạy bén bẩm sinh đối với thông
tin của thương nhân Do Thái, chỉ trong một đêm mà trở thành triệu phú.
Đêm ngày 3 tháng 7 năm 1898 (Baruch chỉ mới 28 tuổi), ông đang trò chuyện cùng
cha mẹ, đột nhiên, một tin tức được phát ra từ đài phát thanh:
“Hạm đội Tây Ban Nha bị hải quân Mỹ tiêu diệt tại San Diego”. Điều này đồng nghĩa
chiến tranh giữa Mỹ và Tây Ban Nha sắp sửa đến hồi kết thúc.
Hôm ấy lại đúng vào ngày chủ nhật. Theo thông lệ, sở giao dịch chứng khoán của Mỹ
sẽ đóng cửa vào ngày thứ hai. Trong khi sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn vẫn
hoạt động bình thường. Baruch lập tức ý thức được rằng, nếu ông có thể đến được