Page 44 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 44
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Thứ nhất, sẽ không rơi vào tình cảnh “mất mặt” giống như thương nhân Nhật Bản
trong câu chuyện kể trên, vì luôn nghĩ “đến trước làm chủ” mà rơi vào thế cả tin
trước hành động của người khác. Ngược lại, chúng ta sẽ có đủ khả năng để cảnh giác,
ngăn ngừa mọi hành động lừa gạt từ phía đối phương.
Thứ hai, có thể bảo đảm cho nguồn doanh lợi mà mình đã phải gian khổ tạo dựng
trong lần làm ăn đầu tiên, không bị mất cả chì lẫn chài chỉ vì lý do “tình cảm” trong
lần làm ăn thứ hai. Buôn bán rốt cuộc vẫn là buôn bán, không thể đan xen yếu tố tình
cảm, nếu không đã chẳng cần đến chuyện chi li tính toán.
Thương nhân Do Thái hiểu rõ, ý thức của con người đối với ấn tượng đầu tiên có thể
khiến họ không thể nghĩ đến chuyện sửa đổi lại nó. Đến khi kết quả sự việc được
phơi bày, rơi vào tình cảnh thất vọng, thậm chí là tuyệt vọng hoàn toàn, mới nhận ra
sự khinh suất của mình.
Xã hội ngày nay phát sinh đầy rẫy những vụ án kinh tế lừa bịp, rất nhiều “người
lương thiện” vì quá tin tưởng vào một người quen, thậm chí chỉ là người dăm ba lần
gặp gỡ, hoặc đã từng kết hợp “thành công” trong một chuyện nho nhỏ, mà đã mắc
vào tròng của người khác.
Vì vậy, “mỗi lần đều là sơ giao” thật sự là một đạo lý kinh doanh đúng đắn mà người
Do Thái đã đúc kết được trong lịch sử kinh doanh lâu đời của dân tộc mình.
Điều thú vị là, trong quan hệ với người khác, người Do Thái luôn yêu cầu bản thân
phải ghi nhớ nguyên tắc “mỗi lần đều là sơ giao”, không để người khác xúi giục, lừa
gạt, nhưng lại luôn tìm cách lợi dụng cái nhìn “lần thứ hai” của đối phương. Ngoài
người họa sĩ Do Thái trong câu chuyện kể trên, còn có thể kể thêm tuyệt chiêu của
một nhân viên bán dù trong một câu chuyện cười Do Thái dưới đây. Anh ta chẳng