Page 46 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 46
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Người Do Thái từ khi sinh ra đã phải sống trong nghịch cảnh, điều kiện sinh tồn rất
khó khăn, sống dạt trôi không xác định, vô bến vô bờ. Muốn thích ứng với hoàn cảnh
ấy, cần phải biết cách đối đãi như thế nào cho phù hợp với mọi người xung quanh và
vái cả chính mình. Thông thường, người Do Thái luôn giáo dục con cái tin vào chính
mình, ngoài bản thân ra, bất kỳ người nào cũng không đáng tin. Thái độ không tin
tưởng vào người khác của người Do Thái có lúc gần như trở thành cố chấp. Đạo Do
Thái giáo dục các tín đồ của mình, phải luôn nằm lòng “máu loãng còn hơn nước lã”.
Cũng có nghĩa là, ngoài dân tộc mình, không được tin tưởng vào một dân tộc nào
khác”.
Trong “Talmud” có viết: “Nếu đối phương là người Do Thái, bất luận có hay không có
giao ước, chỉ cần nhận lời rồi, là có thể đặt niềm tin. Ngược lại, nếu đối phương
không phải là người Do Thái, dù đã ký kết giao ước, cũng không được nhẹ dạ cả tin”.
Tại sao lại nói như vậy? Chứng ta biết rằng, người Do Thái là một dân tộc vô cùng
xem trọng chữ tín. Nếu một người Do Thái vi phạm giao ước, xem như anh ta đã
nhận mức án tử hình trong xã hội Do Thái - vĩnh viễn không được bước chân vào thế
giới kinh doanh của người Do Thái. Vì vậy, người Do Thái tuyệt đối không dám vi
phạm giao ước, càng không dám lừa gạt người khác. Ngay trong trường họp ký kết
hợp đồng với người nước ngoài, điều kiện cũng hết sức hà khắc, hợp đồng cũng
được quy định hết sức chi tiết, chặt chẽ, tr|nh không để người khác tìm ra khe hở để
luồn lách, vi phạm hợp đồng. Đó là ý thức đã được hình thành qua bao thế kỷ sống
bôn ba lưu lạc, chịu nhiều bức hại, dối trá, người Do Thái làm vậy để bảo vệ chính
mình và dân tộc mình.
Dân tộc Do Thái tuy luôn tin rằng “máu loãng còn hơn nước lã”, nhưng khi gặp phải
vấn đề tiền bạc, thì luôn hết sức cẩn thận và đa nghi, thậm chí cả vợ của mình cũng