Page 84 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 84

Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com




               ràng. Rốt cuộc thì cái gì là trí tuệ, có thể mỗi người sẽ có một cách nói khác nhau. Vậy
               thì, trong cách nhìn của thương nhân Do Thái, cái gì là trí tuệ?



               Người Do Thái có một câu chuyện cười, nói lên mối quan hệ giữa trí tuệ và của cải.

               Hai vị Giáo sĩ ngồi nói chuyện với nhau:

               “Trí tuệ và của cải, cái nào quan trọng hơn?”



               “Đương nhiên là trí tuệ quan trọng hơn!”


               “Nếu đã như vậy, người có trí tuệ tại sao lại phải làm việc cho người giàu có, mà người

               giàu có không làm việc cho người có trí tuệ? Mọi người đều thấy là các bậc học giả,

               triết  học  gia  đều  tranh  nhau  lấy  lòng  người  giàu  có,  mà  những  người  giàu  có  lại

               thường tỏ thái độ ngông cuồng đối với những người có trí tuệ...”


               “Rất đơn giản, vì người có trí tuệ thì biết được giá trị của đồng tiền, còn người có tiền

               thì lại không hiểu được giá trị của trí tuệ!”


               Cách nói của vị Giáo sĩ không thể nói là không có lý: người trí hiểu được giá trị của

               tiền bạc, nên mới đi làm việc cho người giàu. Người giàu nếu không biết giá trị của

               trí tuệ, tất nhiên sẽ có thái độ ngông cuồng trước mặt người trí. Nhưng đâu mới là

               điểm ý vị nhất trong câu chuyện cười trên đây? Xin thưa, nó được thể hiện trong

               chính cái sai lầm nội tại của vấn đề, tức sự “vô lý” trong cái được xem là “hữu lý” như

               đã phân tích ở trên: Người trí tuệ nếu đã biết được giá trị của tiền bạc, tại sao không
               thể vận dụng trí tuệ của chính mình để tạo ra của cải? Biết được giá trị của tiền bạc,

               nhưng lại chỉ có thể bán sức cho người giàu để kiếm vài đồng bạc lẻ. Trí tuệ như thế

               còn dùng được vào đâu, còn đáng gọi là trí tuệ?



               Vì vậy, trí tuệ của các bậc học giả, triết học gia có thể cũng được gọi là trí tuệ, nhưng

               không phải là một “trí tuệ chân chính”, bởi họ đã cam tâm biến mình và trí tuệ của
   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89