Page 85 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 85
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
mình thành nô bộc cho tiền bạc. Một trí tuệ chỉ biết cúi đầu trước thái độ ngông
cuồng của tiền bạc, làm sao có thể nói nó quan trọng hơn tiền bạc?
Ngược lại, người giàu không có được trí tuệ như bậc học giả, nhưng lại có thể điều
khiển trí tuệ của những học giả thông qua tiền. Đó mới chính là “trí tuệ chân chính”.
Có được trí tuệ đó, không có tiền, có thể biến thành có tiền; không có “trí tuệ”, có thể
biến thành có “trí tuệ”. Trí tuệ dó chẳng phải so với tiền bạc, so với “trí tuệ” lại càng
quan trọng hơn sao?
Có điều, nếu chỉ xét trên khía cạnh đó, thì tiền bạc lại trở thành thước đo của trí tuệ,
tựa như đã trở thành một nhân tố còn quan trong hơn trí tuệ. Thực ra, điều này
không hề mâu thuẫn: đồng tiền “sống” (tức đồng tiền có thể sinh lợi không ngùng)
thì quan trọng hơn trí tuệ “chết” (tức trí tuệ không thể tạo ra tiền); nhưng trí tuệ
“sống” (tức trí tuệ có thể sinh ra tiền) nhất định phải quan trọng hơn đồng tiền
“chết” (tức của cải đơn thuần, hay những đồng tiền không thể sinh thêm lợi nhuận).
Như thế, so sánh giữa trí tuệ “sống” và đồng tiền “sống”, cái nào quan trọng hơn?
Bất luận diễn dịch theo nội dung của câu chuyện kể trên, hay đúc kết từ trong hoạt
động kinh doanh thực tiễn của thương nhân Do Thái, chúng ta cũng chỉ có thể đưa
ra một đáp án duy nhất: chỉ khi hòa nhập vào tiền bạc, trí tuệ mới được xem là
trí tuệ “sống”, chỉ sau khi hòa nhập vào trong trí tuệ, đồng tiền mới được xem là
đồng tiền “sống”. Trí tuệ sống và đồng tiền sống rất khó phân biệt ngôi thứ, vì cả
hai vốn chỉ là một: cả hai là sự kết hợp hoàn hảo của trí tuệ và tiền bạc.
Sự đồng tại và đồng nhất giữa trí tuệ và tiền bạc, đã biến thương nhân Do Thái thành
những thương nhân có trí tuệ nhất. Đạo lý kinh doanh của người Do Thái trở thành
đạo lý kinh doanh của trí tuệ.