Page 102 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 102
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Một lý do nữa khiến người Do Thái không thể xem nhẹ tiền bạc, đó là vì cuộc sống
phân tán khắp nơi, tiền là phương thức tiện lợi nhất để tương trợ nhau khi cộng
đồng này hay cộng đồng kia gặp phải những cảnh không may.
Truyền thống hoạt động kinh doanh của người Do Thái cũng khiến họ không thể
xem nhẹ tiền bạc, vì trong tay những người bình thường, tiền chỉ là vật môi giới và
phương tiện, nhưng đối với một thương nhân, tiền là mục tiêu cuối cùng trong mỗi
cuộc giao dịch làm ăn, và cũng là biểu hiện cuối cùng cho thất bại hay thành công của
họ.
Vì vậy, đối với người Do Thái, tiền không chỉ dừng lại ở ý nghĩa của cải. Tiền nằm
giữa sống và chết, tiền được đặt ở trung tâm cuộc sống, là tiêu chí đánh giá thành
công trong sự nghiệp của họ. Như vậy tất yếu tiền đã trở thành một vật mang “tính
chất thần thánh” - tiền vốn là vật để đối phó với những tình huống phát sinh ngoài ý
muốn, có tiền đồng nghĩa có thể tránh được những chuyện không hay đó; tiền càng
nhiều, đồng nghĩa khả năng phát sinh những chuyện ấy sẽ càng nhỏ. Vì vậy, kiếm
tiền, tích lũy tiền không phải là để thỏa mãn nhu cầu thuần túy, mà là để thỏa mãn
nhu cầu của bản thân về sự an toàn. Đến nay, trong các gia đình Do Thái vẫn có một
thói quen - để lại tài sản cho con, chí ít cũng không thể ít hơn số tài sản mà mình đã
được thừa kế.
Tất cả những điều trên đã chứng minh được một vấn đề, trong khi các dân tộc khác
vẫn còn mang một thái độ oán ghét không rõ ràng, thậm chí là sợ hãi đối với tiền bạc,
thì người Do Thái đã bước qua ngưỡng mang ý nghĩa kinh tế học đơn thuần đối với
tiền bạc, để tiến lên một tầng cao hơn, mang ý nghĩa văn hóa học và xã hội học. Tiền
đã trở thành một thước đo độc lập. Một thước đo không lấy các thước đo khác làm
tiêu chuẩn, mà ngược lại có thể xâm nhập vào những thước đo khác.