Page 106 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 106
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
một chuẩn tắc khách quan trong tự nhiên. Ngoại trừ một chút sai biệt nhỏ, ví dụ nó
có thể biến thành 79 : 21 hoặc 77 : 23... nhìn chung, nó quy định một số thành phần
cố định, vĩnh hằng trong vũ trụ này.
Nếu nói “78 : 22” là một chuẩn tắc đích thực, là một “chân lý tuyệt đối” vượt trên tất
cả chân lý, đương nhiên sẽ được những người Do Thái biến thành cơ sở cho hoạt
động kinh doanh của dân tộc mình. Bằng cách duy trì chuẩn tắc bất biến này, người
Do Thái đã thu về cho mình những nguồn lợi khổng lồ, khiến cả thế giới phải ngưỡng
mộ.
Có thể đưa ra đây một ví dụ: giả như có người hỏi, trên thế giới người cho mượn tiền
nhiều hay người mượn tiền nhiều? Đa số’ mọi người sẽ trả lời: “Đương nhiên là
người mượn tiền nhiều”. Tuy nhiên, c}u trả lời của những người Do Thái giàu kinh
nghiệm lại hoàn toàn trái ngược. Họ sẽ một mực khẳng định: “Người cho mượn tiền
chiếm số lượng tuyệt dối”. Tình hình thực tế cũng đúng như vậy. Nhìn chung, ngân
hàng là một cơ cấu cho vay tiền, họ đem số’ tiền vay được từ rất nhiều người, quay
lại cho một số ít người khác vay mượn, qua đó thu lấy lợi nhuận. Theo cách tính của
người Do Thái, tĩ lệ người cho mượn tiền và người mượn tiền là 78 : 22. Ngân hàng
lợi dụng tỉ lệ này để kiếm tiền, không bao giờ thua lỗ. Nếu không, nguy cơ phá sản
của ngân hàng là khó lòng tránh khỏi.
Một thương nhân Nhật Bản gốc Do Thái khi nhận ra sức hấp dẫn của chuẩn tắc “78 :
22” này đã vận dụng nó vào hoạt động kinh doanh kim cương của ông. Kết quả đã
thu được những thành công ngoài sức tưởng tượng.
Kim cương là một sản phẩm cao cấp, nó chủ yếu là vật sở hữu của những người có
thu nhập cao trong xã hội, những người có thu nhập trung bình không thể mua nổi.
Vì vậy, hâu hết mọi người đều có quan điểm: “Người tiêu dùng ít, lợi nhuận nhất
định không cao”. Nhưng họ lại không nghĩ rằng, số ít những người thu nhập cao ấy