Page 125 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 125
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Từ xưa đến nay, dân tộc Do Thái nổi tiếng thế giới một phần cũng nhờ vào hệ thống
“thanh quy giới luật” đa dạng của mình. Họ luôn cảm thấy tự hào và tôn kính đối với
613 điều luật của dân tộc mình. Có thể các dân tộc khác sẽ cảm thấy thắc mắc: “Lấy
dây tự buộc mình, có gì mà tự hào kia chứ?”
Thắc mắc đó chủ yếu xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về dân tộc Do Thái. Trong hiện
thực cuộc sống, dân tộc Do Thái là dân tộc ít muốn chịu sự bó buộc nhất. Bởi vì,
quy định càng nhiều, càng tường tận, trên một ý nghĩa nào đó, điểm không bị hạn
chế cũng càng nhiều. Ngược lại, một hạn chế mới xem qua dường như không có gì rõ
ràng, nhưng thế này cũng không được, thế kia cũng không xong, khiến con người
không biết phải cư xử như thế nào cho thích đáng. Vì vậy, khi đem ra so sánh, người
Do Thái lại dành cho mình rất nhiều tự do. Sự tự do đó được biểu hiện trong thương
nghiệp chính là - thương nhân Do Thái dường như không có khu vực cấm trong hoạt
động làm ăn.
Người Do Thái không ăn thịt heo, vì đó là một điều cấm kỵ được ghi chép rõ ràng
trong luật định của người Do Thái. Có điều, chỉ cần có thể kiếm được tiền, người Do
Thái vẫn rất hăng hái trong việc... buôn bán thịt heo. Tại thành phố Chicago, có một
người Do Thái chuyên nghề nuôi heo. Số heo trong trang trại của ông lên đến hơn 70
triệu con, 10% thị phần thịt heo của nước Mỹ bị khống chế bởi người Do Thái này.
Qua đó có thể thấy, luật định liên quan đến thịt heo không hề có sức ràng buộc đối
với hoạt động buôn bán thịt heo của người Do Thái. Bởi vì luật pháp chỉ ngăn cấm sự
tiếp xúc giữa miệng và hệ thống tiêu hóa của người Do Thái với thịt heo, chứ không
hề ngăn cấm một bộ phận nào khác trên thân thể tiếp xúc với heo.
“Talmud” không đánh giá cao vai trò của rượu khi nói rằng: “Khi ma quỷ muốn đến
làm quen một người nào đó mà không có cơ hội, nó sẽ phái rượu đi thay cho mình”,