Page 126 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 126
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
cách nói ấy cũng rất phù hợp với danh từ “ma rượu” mà chúng ta vẫn hay sử dụng -
người say rượu chẳng khác gì ma quỷ.
Vì vậy, “Talmud” dặn dò người Do Thái rằng: “Tiền nên được dùng vào công việc
mua bán, chứ không nên dùng vào việc rượu chè”.
Vậy “tiền để dùng vào việc mua bán... rượu” thì thế nào? Tất nhiên đó sẽ là một công
việc kinh doanh hoàn toàn hợp pháp và kiếm được nhiều tiền. Một mặt phải nghĩ
cách không để tiền của mình chui vào thùng rượu của người khác, mặt khác phải tìm
cách để tiền của người khác chui vào thùng rượu của mình.
Công ty sản xuất rượu Scotland là công ty sản xuất rượu lớn nhất thế giới được
thành lập bởi người Do Thái. Năm 1971, công ty có 57 xưởng sản xuất rượu, phân bố
ở Mỹ và khắp nơi trên thế giới, sản xuất 114 loại rượu khác nhau.
Người Do Thái không chỉ coi trọng việc thiết lập và tuân giữ giao ước, mà còn thần
thánh hóa nó đến mức cao độ. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ đưa tờ hợp
đồng lên trên bàn thờ để cúng bái mỗi ngày. Ngược lại, chỉ cần có bên bán, bên mua,
bản thân hợp đồng cũng trở thành một thương phẩm có thể đem ra mua bán. Đương
nhiên, hợp đồng đó cần phải hợp pháp, đáng tin và có thể đem lại nguồn lợi.
Trong các thương nhân Do Thái, có một nhóm người được gọi là “factor”, nghĩa là
“đại lý thương nghiệp”. Thực ra, cách dịch ấy không thực sự chính xác. Công việc
chuyên môn của các factor là mua hợp đồng. Họ mua lại hợp đồng đã được ký kết
của một công ty, xí nghiệp nào đó, thay thế bên bán thực hiện hợp đồng, qua đó tìm
kiếm lợi nhuận cho mình.
Ví dụ, bạn đã ký kết một hợp đồng cung cấp hàng trị giá 2 triệu đô la cho một công ty
nào đó. Sau đó có một factor nhận thấy có thể tìm được nguồn lợi bên trong hợp
đồng này, anh ta sẽ tìm cách thương thảo giá cả, mua lại hợp đồng. Sau đó, đích thân