Page 128 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 128
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Giao thiệp với người Do Thái, bạn sẽ thấy họ luôn giữ một gương mặt tươi cười. Bất
kể việc buôn bán có thành công hay không, thậm chí vì chuyện hợp đồng mà phát
sinh những ý kiến bất đồng, họ vẫn luôn hướng về đối tác với một nụ cười trên môi.
Thái độ hòa nhã của người Do Thái một phần được hình thành trong quá trình sống
lưu lạc nơi đất khách quê người, chịu sự kỳ thị, bức hại của các dân tộc khác. Trong
giao tiếp xã hội, hòa khí là một liều thuốc dung hợp hiệu quả, rất dễ tạo nên sức hút,
lôi cuốn đối phương. Người Do Thái đã sớm lãnh hội được đạo lý ấy. Khéo léo xử lý
mối quan hệ giữa người với người đã trở thành một kỹ năng cần thiết trên con
đường kinh doanh của họ.
Người Do Thái cho rằng, trong suốt cuộc đời, mỗi ngày chúng ta đều đang thực hiện
công việc “tiếp thị”. Tiếp thị ý tưởng, kế hoạch, sức lực, phục vụ, trí tuệ và thời gian
của mình. Nếu biết khéo léo “tiếp thị chính mình”, chúng ta nhất định sẽ thực hiện
được mục tiêu phấn đấu của mình.
Biết “tiếp thị chính mình”, tất nhiên sẽ có thể chung sống hài hòa với mọi người
chung quanh. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, tất cả mọi người đều muốn có
sự kính trọng, quan tâm và đón nhận của người khác. Nhận thức được quy luật
chung này, nên trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống, bao gồm cả hoạt động
buôn bán, người Do Thái luôn chú ý quan tâm đến mọi người chung quanh, làm cho
họ nhận biết dược điều dó và sẵn sàng tiếp nhận mình. Bắt đầu từ nấc thang ấy họ
vươn đến mục tiêu thành công.
Để giữ được hòa khí, người Do Thái vận dụng ba nguyên tắc sau đây:
Phương pháp thứ nhất: biến sáng kiến hay kiến nghị của mình thành của đối phương.
Đây còn được gọi là “phương pháp câu cá”, tức lấy sáng kiến hay kiến nghị của bạn
làm mồi câu, khiến đối phương mắc mồi một cách tự nhiên không ngờ đến. Ví dụ