Page 129 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 129
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
như, bạn muôn đối phương tiếp thu ý kiến của bạn, nếu nói “Anh đã từng nghĩ qua
như vậy chưa?”, “Tôi nghĩ như thế này”, hay “Hãy thử phương pháp này xem sao” sẽ
có hiệu lực hơn là nói “Chúng ta không làm theo cách này là không được”. Đó là
phương pháp khiến đối phương cảm thấy ý kiến của bạn là ý kiến của chính họ, lòng
tự tôn của họ đã được vỗ về. Như thế, ý tưởng hoặc sáng kiến của bạn sẽ dễ dàng
được họ đón nhận.
Phương pháp thứ hai: để đối phương nói ra ý kiến của bạn. Thể diện không đơn thuần
chỉ là vấn đề của người phương Đông, mà cả người phương Tây cũng rất xem trọng. ,
Vì vậy, cần phải chú ý đến vấn đề này khi đề xuất một ý ; kiến. Nếu ý kiến do bạn đề
xuất lại đụng chạm đến vấn đề thể diện, bản năng tự nhiên của đối phương sẽ là từ
chối tiếp thu. Ngược lại, nếu biết áp dụng phương thức đề xuất ý kiến một cách hòa
nhã, uyển chuyển, đối phương sẽ không thấy mình có nguy cơ bị mất mặt. Hãy giữ
thái độ bình thản và hòa nhã khi đề xuất ý kiến của bạn, sau đó hãy nói: “Tuy suy
nghĩ như vậy, nhưng có thể vẫn còn nhiều điểm không thỏa đáng... không biết anh có
suy nghĩ gì đối với vấn đề này, ý kiến anh thế nào?”. Cách nói ấy có thể khiến cho đối
phương hoàn toàn tiếp thu ý kiến của bạn, vui vẻ nói: “Tôi cũng suy nghĩ như vậy,
mong anh không phải bận tâm suy nghĩ thêm nữa!”.
Phương pháp thứ ba: lấy kết quả trưng cầu ý kiến thay thế cho chủ trương của mình.
Theo kết quả điều tra của các nhà tâm lý học, khi biểu đạt cùng một ý kiến với đối
phương, nếu dùng phương thức nói thẳng, sẽ rất dễ gợi lên thái độ phản đối của đối
phương. Nhưng nếu sử dụng phương thức đặt câu hỏi để đề xuất một chủ trương,
đối phương sẽ cho đó là ý kiến của mình mà vui vẻ tiếp nhận. Có thể thấy, cùng một ý
kiến, nhưng cách diễn đạt khác nhau có thể dẫn đến những kết quả hoàn toàn khác
nhau.