Page 65 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 65
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
trọng tri thức, khao khát học tập, xem trọng giáo dục, tôn sùng trí tuệ. Tất cả những
yếu tố đó đã giúp họ có được một nền tảng tinh thần và một tố chất văn hóa trác việt.
Đó chính là lý do giúp cho thương nhân Do Thái trở thành những ông chủ lớn trong
giới kinh doanh hiện đại. Có điều, muốn chuyển hóa tri thức thành của cải, còn cần
phải có một bản lĩnh hơn người. Bản lĩnh hơn người đó chính là ngộ tính, là trí tuệ
của con người. Người Do Thái xem tri thức là của cải, nhưng càng xem trọng trí tuệ
hơn nữa, vì nó chính là chiếc chìa khóa vàng mở ra cánh cửa hạnh phúc và của cải.
Người Do Thái xem trọng của cải là điều ai ai cũng biết. Họ luôn có một động lực
mạnh mẽ trong việc tìm kiếm của cải và tiền bạc. Tuy nhiên, họ chưa bao giờ sa vào
vũng lầy không thể cứu vớt của vật chất, mà luôn biết đối đãi với của cải, với cuộc
sống bằng một thái độ ôn hòa. Đó mới thực sự là trí tuệ trong việc tìm kiếm của cải,
hưởng thụ cuộc sống.
Vậy, trí tuệ của người Do Thái đến từ đâu? Họ cho rằng, trí tuệ bắt nguồn từ kinh
nghiệm sống, đó là quá trình nhận thức và cảm ngộ đối với các vấn đề trong cuộc
sống, đồng thời còn có mối quan hệ mật thiết với vốn tri thức. Không có tri thức, con
người khó lòng có được trí tuệ. Muốn thu được tri thức, trước tiên phải tôn trọng tri
thức, tìm kiếm tri thức, sau đó nỗ lực học tập, không ngừng khám phá. Học tập
không những có thể thu được tri thức, mà còn có thể giúp con người luôn ở trong
một trạng thái luôn luôn đổi mới, đồng thời còn có thể rèn luyện tâm trí để duy trì
một sức sống dồi dào. Vì vậy, trí tuệ của người Do Thái là một ngôi nhà tinh thần
được xây dựng trên nền tảng tri thức, lấy việc hoàn thiện tri thức, nâng cao tâm tính
và năng lực làm mục đích.
Người Do Thái từ xưa đã có truyền thống tôn trọng tri ? thức, tôn vinh giáo dục và
kính trong bậc trí giả. “Talmud” chính là hóa thân cho trí tuệ và tri thức của người
Do Thái. Các vị Giáo sĩ là những người được kính trọng nhất trong xã hội Do
Thái,