Page 67 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 67
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
học kỹ thuật, luật pháp, giải trí, truyền thông. Ớ Mỹ, gần một nửa trong số các nhân
vật nổi cộm của phố Wall mang huyết thống Do Thái, 30% luật sư hành nghề ở Mỹ là
người Do Thái. Hơn một nửa nhân viên kỹ thuật là người Do Thái. Đặc biệt trong
ngành nghề IT - công nghệ thông tin, người Do Thái luôn thể hiện được tài năng xuất
sắc của mình. Người Do Thái nắm trong tay các tờ báo lớn như “Thời báo New York”,
“Bưu điện Washington”, “Nhật báo phố Wall” và ba mạng lưới truyền hình lớn nhất
thế giới là ABC, CBS và NBC. Chúng ta không thể không thán phục sức mạnh tri thức
thần bí của người Do Thái - chính tri thức đã tạo ra một nguồn sức mạnh khổng lồ,
cứu vớt và phục hưng một dân tộc vừa cổ xưa lại vô cùng mới mẻ như dân tộc Do
Thái.
Chúng ta nhất định sẽ thắc mắc: vì sao ở các dân tộc khác, tri thức lại không phát huy
được tác dụng to lớn và sâu sắc như nó đã phát huy trong dân tộc Do Thái? Chúng ta
thậm chí còn muốn biết: dân tộc Do Thái đã làm cách nào để duy trì lâu dài được sức
hấp dẫn của tri thức, đồng thời còn có thể giữ lấy cái cũ, tiếp thu cái mới, không
ngừng phát triển?
Đáp án chính là có hay không có tinh thần cầu tìm tri thức!
Trong Do Thái giáo, cần mẫn hiếu học không chỉ là một phẩm chất tốt đẹp đứng sau
việc tôn kính Thiên Chúa, mà còn là một bộ phận hợp thành trong nghĩa vụ tôn kính
Thiên Chúa. Tinh thần ham học hỏi như một nhu cầu tôn giáo đã ăn sâu vào trong
văn hóa thương mại, chuyển hóa thành tinh thần thực sự cầu thị và ý thức sáng ; tạo
không biết mệt mỏi của người Do Thái. Với tinh thần ; Cần mẫn, họ đã tích lũy được
một nguồn tri thức phong : phú trong biển học bao la, đồng thời còn phát huy được
tác dụng to lớn của việc bồi dưỡng trí tuệ và mưu lược đặc biệt của mình.
Sở dĩ học tập là một điều thiện, vì bản thân nó là ngọn nguồn của mọi đạo đức cao
đẹp nhất.