Page 66 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 66
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
giáo dục được xem là một hoạt động nghiêm túc và thần thánh không kém gì việc tôn
kính và phụng thờ Thiên Chúa.
Trong “Talmud” có viết: “Thà chấp nhận bán đi tất cả những gì mình có, cũng phải
s
gả được con gái mình cho một vị học giả. Nếu cha cùng ngồi tù với một vị Giáo sĩ, kẻ
làm con trước tiên phải cứu lấy vị Giáo sĩ”.
Sở dĩ người Do Thái có thể dùng trí tuệ tuyệt vời của mình để tung hoành ngang dọc
trên vũ đài thế giới, đó là nhờ truyền thống hăng say tìm kiếm tri thức. Dân tộc Do
Thái xem tri thức là tài sản mà họ thực sự có thể nắm trong tay. Họ có một tinh thần
nhiệt thành tìm kiếm tri thức như chính lòng nhiệt thành đối với tôn giáo duy nhất
của dân tộc. Tinh thần ấy đã giúp dân tộc Do Thái trở nên vượt trội trong mọi lĩnh
vực của thế giới hiện đại: khoa học kỹ thuật, tư tưởng, văn hóa, chính trị hay thương
nghiệp.
Cũng giống như quan điểm hiện đại, người Do Thái rất xem trọng việc đầu tư cho
nguồn nhân lực, trong đó đầu tư giáo dục là nhân tố hàng đầu. Người Do Thái cảm
nghiệm một cách sâu sắc: đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho kinh tế, vì tri thức
chính là một nguồn vốn đặc thù, nó có tác dụng phóng đại nguồn vốn của những lĩnh
vực khác (đất đai, hàng hóa, tiền tệ...). Tri thức bao gồm tri thức của trí não - tức học
tập, và tri thức lao động -tức kỹ năng, là loại hình đầu tư đặc thù của người Do Thái.
Trong quá trình định cư hoặc di cư đến những vùng đất mới, nguồn vốn tri thức đã
có một tác dụng to lớn trong việc giúp cho người Do Thái nhanh chóng tìm được một
vị trí thuận lợi, nhờ đó có thể đứng vững trên đôi chân của mình, khôi phục nguyên
khí và phát triển ngày một lớn mạnh.
ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dựa vào nguồn tri thức “có thể mang theo bên mình”,
người Do Thái có thể dễ dàng chen chân vào những lĩnh vực đòi hỏi tri thức và tính
năng động cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực tiền tệ, thương nghiệp, giáo dục, khoa