Page 90 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 90
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Đó là việc làm thông minh thứ ba của người con trai.
Ngồi nhìn cách chia phần ăn của anh ta, ông chủ quản không thể kiềm được cơn tức
giận:
“Chỗ các anh vẫn có thói quen hành xử như thế này sao? Khi anh chia phần bồ câu, tôi
đây còn có thể nhịn được. Nhưng đến khỉ nhìn thấy cách phân chia thịt gà của anh, tôi
thực sự không thể chịu đựng được nữa. Anh chia như vậy, rốt cuộc là có ý nghĩa gì?”.
Người thanh niên bình thản đáp:
“Tôi vốn dĩ không muốn nhận công việc phân chia khẩu phần ăn này, nhưng chính ông
đã cương quyết muốn tôi thực hiện. Vì vậy, tôi đã thực hiện theo cách thức mà tôi nghĩ
là tốt nhất. Ông, vọ ông và một con chim hồ câu, hợp lại là được ba, hai cậu con trai
thêm một con bồ câu củng thành ba, hai cô con gái cũng thế, còn tôi và hai con chim bồ
câu, hợp lại cũng chỉ là ba, đó là điều hết sức công bình đấy thôi! Còn nữa, vì ông và vợ
ông là gia trưởng, nên được chia phần đầu gà; con trai ông là cột trụ trong gia đình,
nên được chia phần chân gà; chia cánh gà cho hai người con gái của ông, vì sớm muộn
gì họ củng tung cánh, bay đến nhà người khác. Riêng tôi đến đây trong chốc lát, rồi lại
phải ra đi, vì vậy nhận lấy phần mình gà là hợp lý nhất... xỉn hãy nhanh chóng giao lại
phần gia sản của cha tôi cho tôi!”.
Ba việc làm của người thanh niên trong câu chuyện đều được coi là “hành vi thông
minh”, nhưng quả thật có chút khó hiểu.
Hành vi đầu tiên có thể xem là thông minh, vì vấn đề mà người thanh niên đang
phải đối mặt là một câu hỏi không có đáp án hay có thể nói là không được phép
hỏi. Thông qua việc mua một bó củi, anh ta đã đặt “trả lời câu hỏi” thành điều kiện
mua bán, khiến người bán củi vì lợi ích của mình mà sẵn lòng giúp anh ta giải
quyết vấn đề nan giải kể trên.