Page 31 - chuyen doi lon - ebook.dangtrongdai.com
P. 31
của ông là ở chỗ gợi ý chúng ta có thể làm khác đi. mệnh lệnh công nghệ,
thứ đã làm nên thế giới phương Tây, không phải xuất hiện một cách tùy
tiện, và sự đầu hàng của chúng ta trước nó cũng không diễn ra một cách
tùy tiện. Sự nuôi dưỡng sáng tạo và chào đón các công nghệ mới không
phải là những “bổn phận” mà chúng ta chọn để chấp nhận. Chúng là
hệ quả của các lực lượng kinh tế, đa phần nằm ngoài tầm kiểm soát của
chúng ta. Khi xét công nghệ một cách tách biệt, mumford đã không phát
hiện được rằng con đường của tiến bộ công nghệ và những hệ quả nhân
sinh của nó được xác định không chỉ đơn giản bởi các tiến bộ trong khoa
học và kỹ thuật, mà quan trọng hơn còn bởi ảnh hưởng của công nghệ
tới giá thành của sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. một thị trường
cạnh tranh sẽ đảm bảo để các phương thức sản xuất và tiêu thụ hiệu quả
hơn thắng được các phương thức khác. Do vậy mà henry Burden đã chế
tạo bánh xe của ông, và rồi mấy thập kỷ sau bánh xe đó lại bị để nằm rỉ.
Công nghệ định hình nền kinh tế, và nền kinh tế định hình xã hội. Đó là
một quá trình hỗn độn – khi kết hợp công nghệ, kinh tế, và bản sắc con
người, ta sẽ nhận được rất nhiều biến thể – nhưng nó có một logic không
lay chuyển được, kể cả trong trường hợp ta chỉ có thể truy xét ngược sau
khi nó đã xảy ra. Là những cá thể, chúng ta có thể nghi ngờ mệnh lệnh
công nghệ và thậm chí chống đối nó, nhưng những hành vi như vậy sẽ
luôn luôn là đơn độc và cuối cùng sẽ kết thúc vô hiệu. Trong một xã hội
bị chi phối bởi thỏa hiệp kinh tế, mệnh lệnh công nghệ chính xác là một
mệnh lệnh. Lựa chọn cá nhân có rất ít ý nghĩa.
Chúng ta thấy tác động qua lại của công nghệ và kinh tế rõ nhất vào
những thời điểm hiếm hoi khi xuất hiện sự thay đổi trong cách thức cung
cấp một tài nguyên quan trọng, khi một sản phẩm hay dịch vụ thiết yếu
trước đây được cung cấp một cách cục bộ và nay bắt đầu được cung cấp
30
chuyển đổi lớn