Page 147 - 10 điều khác biệt nhất giữa kẻ giàu & người nghèo
P. 147
06. Kẻ làm chủ khen và sửa sai, Người làm thuê không khen và cố
tránh việc sửa sai
Thầy dạy karate của con trai tôi thường sử dụng một phương pháp rất hữu hiệu
để khai thác tiềm năng của học trò và bản thân là “KSK” hay còn gọi là Khen, Sửa,
Khen.
Khi thầy giáo này thấy học viên mắc lỗi lúc đang tập luyện, thay vì chỉ trích hay
sửa sai ngay lập tức, ông sẽ sử dụng chiến lược KSK để có được những kết quả tốt
nhất. Đầu tiên là khen hay ca tụng cái đúng của học viên đó, sau đó sửa sai và sau đó
khen sự tiến bộ.
Ví dụ khi đứa trẻ thực hiện cú đá không hết sức mà chỉ đá đúng lực, ông thầy sẽ
nói: “Tốt, tuyệt vời, chân con đá đúng cách rồi. Giờ hãy đá mạnh thêm nữa.” Khi đứa
trẻ đá mạnh hơn, ông thầy sẽ đập tay ăn mừng với nó và nói: “Đúng vậy, giỏi lắm!”
Khen, sửa, sau đó lại khen.
Cách làm đó không chỉ đúng với những đứa trẻ, nó cũng cực kỳ hiệu quả với
người lớn. Theo kinh nghiệm của tôi thì người lớn không khác trẻ con là mấy trong
việc bị nhắc nhở và sửa sai. Bạn đã từng nghe câu: “Một thìa đường giúp thuốc đỡ
đắng” chưa? Lời khen giống thìa đường, hành động sửa sai giống liều thuốc. Người
lớn cũng thích được khen giống trẻ con, và khen là chìa khóa bí mật dẫn đến thành
công. Những người làm chủ thành công đã học cách khen trước khi yêu cầu sửa sai và
sau đó lại khen khi thấy những tiến bộ.
Người làm chủ hiểu rằng sửa sai không phải là chối bỏ, và trong vai trò lãnh đạo,
họ sẽ giúp nhân viên cảm thấy an tâm để đưa ra những đề xuất và kiến nghị để sửa
sai. Rất nhiều nhân viên cố gắng tránh việc sửa sai vì họ nhìn nhận nó rất cá nhân và
cảm thấy bị chối bỏ. Khi hành động sửa sai thường bị hiểu lầm thành hành động công
kích cá nhân, thì KSK giúp mọi người cảm thấy được công nhận và động viên.
Khen ngợi là chìa khóa bí mật dẫn đến thành công.