Page 131 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 131

Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com




               Kể từ năm 1840, khi gia tộc Ginzburg sáng lập ngân hàng đầu tiên trên đất Nga, trải
               qua mấy mươi năm kinh doanh, gia tộc này đã thành lập được một hệ thống ngân

               hàng trên khắp nước Nga, đồng thời còn thiết lập mối quan hệ nghiệp vụ rộng rãi với

               giới tiền tệ tại các quốc gia Tây Âu, phát triển thành tập đoàn ngân hàng lớn nhất

               nước Nga, là một gia tộc giàu có danh tiếng lẫy lừng thế giới.


               Cũng giống như rất nhiều đại gia người Do Thái khác, trong quá trình phát triển sự

               nghiệp của mình, hoạt động từ thiên của  gia tộc Ginzburg rất mạnh mẽ. Được sự

               đồng ý của Sa hoàng, gia tộc này đã xây dựng hai hội đường Do Thái ở St. Petersburg.

               Năm 1863, lại cho xây dựng Hiệp hội giáo dục phổ cập người Do Thái trên đất Nga;

               dùng thu nhập từ trang viên của gia đình ở miền nam nước Nga, xây dựng điểm định

               cư nông thôn Do Thái.


               .Thương nhân người Mỹ gốc Do Thái Strauss cũng bắt đầu khởi nghiệp bằng công

               việc ghi chép hóa đơn cho một cửa hiệu, cuối cùng trở thành tổng giám đốc của một

               trong những cửa hàng bách hóa lớn nhất nước Mỹ. Vào những năm 30 của thế kỷ 20,

               Strauss đã trở thành một trong những tỉ phú giàu nhất thế giới. Trong quá trình đi
               đến thành công của mình, ông cũng đã có những hoạt động từ thiện hết sức lớn lao.

               Ngoài việc quan tâm đến phúc lợi cho các viên chức trong công ty, ông từng nhiều

               lần đến các khu ổ chuột ở thành phố New York để quyên góp tiền, xây dựng trạm

               khử trùng sữa bồ, đồng thời còn tổ chức hoạt động phân phát sữa bò đã được khử

               trùng cho trẻ em ở 36 thành phố khác nhau trên đất Mỹ. Tính đến năm 1920, ông đã

               quyên tiền xây dựng được 297 trạm cấp sữa tại Mỹ và các nước khác. Ông còn là

               người-hết  sức  tán  thành  và  ủng  hộ  việc  thành  lập  hệ  thống  y  tế  cộng  đồng.  Năm
               1909,  ông  đã  xây  dựng  được  một  cơ  sở  phòng  trị  bệnh  dịch  hạch  tại  bang  New

               Jersey; năm 1911, ông đến thăm Palestine và quyết định dùng 1/3 tài sản của mình

               vào việc xây dựng trạm cung cấp sữa, bệnh viện, trường học, công xưởng tại đây,

               cung cấp các loại hình phục vụ cho người Do Thái di dân ở vùng đất này.
   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136