Page 134 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 134
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Ngoài ý thức về một dân tộc trường tồn bất diệt, quan niệm tập thể đoàn kết tương
trợ đóng vai trò hết sức quan trọng trong nguyên tắc sinh tồn của người Do Thái.
Pháp luật Do Thái chủ trương, cho đi sự giúp đỡ là “trách nhiệm của người giàu”,
nhận được sự giúp đỡ là “quyền lợi của người nghèo”. Trong những năm tháng gian
nan vất vả, mỗi khi tích góp tiền thuế giao nộp cho quốc vương, những người giàu có
luôn tự giác móc hầu bao cho những người nghèo khổ. Tiếp nhận, giúp đỡ người
nghèo khổ là một thói quen hết sức bình thường của người 'Do Thái. Ngay cả một
người Do Thái nghèo khổ, ngày ‘không có được ba bữa ăn cũng giữ một ống tiền tiết
kiệm nhỏ, chuẩn bị bô" thí cho những gia đình còn nghèo khổ hơn mình.
Tuyệt đại đa số người Do Thái đều lấy lợi ích tập thể làm trọng, cho rằng cá nhân chỉ
có thể tồn tại khi còn là một thành phần trong một tập thể đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau.
Hơn nữa, quan niệm đó còn được thể hiện rất rõ trong đời sống hiện thực.
Trong những cuộc di dân mới ở vùng Địa Trung Hải, tuy không có một tổ chức chặt
chẽ, nhưng ở rất nhiều khu vực, họ đã tự giác đưa ra hai quy định bất thành văn: mỗi
tuần sẽ tập trung một lần, hoặc cử hành lễ cầu nguyện tập thể, hoặc tổ chức thảo
luận, xem ti vi, thưởng thức nhạc...; trong việc lựa chọn nhà ở, người Do Thái cũng
thể hiện được tính tập thể của mình, đó là sống tập trung tại một khu vực nhất định,
để có thể kịp thời giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc nảy sinh bất trắc.
Rõ ràng, người Do Thái đã dựa vào sức mạnh đoàn kết ấy để bảo vệ vùng đất định cư
của mình, giành lấy cho dân tộc mình một cơ hội sinh tồn, và ngày một trở nên
cường thịnh dù phải trải qua bao cuộc bức hại, thái độ miệt thị, đô" kỵ của các dân
tộc khác.
Chú trọng hiệu suất, tăng giá trị thời gian