Page 133 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 133
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Người xưa nói: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Sức
mạnh tập thể là một yếu tô" vô cùng quan trọng để vươn đến thành công. Đơn
thương độc mã đánh thiên hạ, thực không phải là chuyện dễ dàng.
Trong cuộc chiến thương trường, người Do Thái hết sức coi trọng hợp tác. Họ cho
rằng “tìm được một người bạn hợp tác đúng tầm, là đã thành công một nửa”. Hợp tác
không chỉ giúp ta phát huy được sở trường, tránh được sở đoản, cùng nhau ngăn
chặn rủi ro, hơn nữa còn có thể tăng cường sức mạnh của đôi bên.
Nhưng đâu là mẫu người có thể hợp tác tốt? Câu trả lời của người Do Thái hết sức rõ
ràng: họ chỉ thích hợp tác với những người có kiến thức uyên bác, thông minh tài
cán và có thực lực hùng hậu. Nói chung, tìm người hợp t|c cũng quan trọng như tìm
người yêu, mỗi người có một tiêu chuẩn và nhu cầu khác nhau không thể có một kết
luận chung cho tất cả mọi người. Nhưng có một điều cần phải lưu ý: những người
không có học vấn, không có nghề nghiệp chuyên môn, không có sở trường thì không
thể hợp tác; những người đa nghi và không biết đối đãi với nhau bằng lòng chân
thành thì không thể hợp tác; những người chỉ giỏi nói miệng, đến khi gặp nguy hiểm
thì chỉ biết lo cho riêng mình thì không thể hợp tác; những người có tư tưởng cứng
nhắc, bảo thủ thì không thể hợp tác. Đương nhiên, hợp tác với một người có thực
lực, xem như có thể dựa bóng cây to hóng mát. Có điều, dù là hợp tác song phương,
mỗi bên đều có những nhu cầu và lợi ích riêng. Bên có thực lực yếu cũng không nhất
thiết phải nh}n nhượng bên có thế lực mạnh hơn, để tránh tình trạng “tha thứ sinh
hư”, đối phương nắm bắt được sở đoản của bạn, cuối cùng đẩy bạn ra khỏi cuộc chơi.
Người Do Thái luôn sử dụng lý trí trong việc lựa chọn bạn hợp tác, nhờ đó mà phần
lớn những cuộc hợp tác của họ đều mang lại kết quả thành công tốt đẹp.