Page 168 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 168
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Những cuộc đàm phán có tính chất quan trọng đương nhiên phải được tiến hành
trong văn phòng, nhà khách hoặc phòng hội nghị. Những cuộc đàm phán có tính chất
thông thường có thể được tiến hành trên bàn ăn, không khí sẽ càng thêm phần thân
mật. Khi đàm phán, có hay không sự xuất hiện của tổng giám đốc hoặc chủ tịch hội
đồng quản trị, sẽ tạo ra hiệu quả đàm phán hoàn toàn khác nhau.
Trong quá trình đàm phán, lời nói, cử chỉ nhất định phải thể hiện sự văn minh, lịch
sự. Lời nói phải thể hiện được sự thông minh, cơ trí, dí dỏm. Tuyệt đối không được
buông ra những lời thô tục, thiếu văn hóa.
Kiến thức uyên bác là lợi thế trong đàm phán
Càng tiếp xúc với người Do Thái, bạn càng cảm nhận được học thức uyên bác của họ.
Chủ đề của họ có thể liên quan đến mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, lịch sử, thể dục,
âm nhạc, quân sự, thời sự, cổ kim đông tây... dường
như không có chuyện gì là họ không biết, không có đạo lý gì là họ không thông.
Thương nhân Do Thái một mặt tính toán hết sức cẩn trọng, một mặt lại phấn đấu phi
thường, luôn luôn ghi chép. Bất cứ điều gì liên quan đến mình, họ đều ghi chép lại tất
cả. Thông thường, họ sẽ lấy tờ giấy bạc trong bao thuốc lá, ghi chép lên mặt sau của
nó, khiến người khác có cảm giác họ rất hời hợt với mọi chuyện. Sau đó, họ mới tiến
hành chỉnh lý lại một cách thận trọng.
Trong đàm phán, thương nhân Do Thái thường ghi lại những hạng mục quan trọng
như ngày tháng, kim ngạch, thời hạn giao hàng và địa điểm... tất cả đều phải rõ ràng
minh bạch, không được có sự sai sót.
Một lần nọ, do thời hạn giao hàng quá gấp, phía doanh nghiệp Nhật Bản cố ý lảng
tránh. Họ nói với doanh nhân Do Thái: