Page 172 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 172

Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com




               Thứ hai, đối với những lời chê bai của bên mua, nhất thiết phải đưa ra được những
               câu trả lời tích cực, biến khuyết điểm thành ưu điểm.



               Cuối cùng, đối với những sai lầm rõ ràng của bên mua, bên bán cũng không được

               khinh suất, càng không được tỏ ý đắc thắng. Không ít người vì thiếu cảnh giác mà

               mất cả vốn lẫn lời.


               Nắm bắt được những nguyên tắc mặc cả trên đây, vận dụng linh hoạt vào trong kinh

               doanh, chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả nhất định.


                       Đứng trên góc độ của đôi phương để suy xét vấn đề


               Chọc giận đối phương là một m|nh khóe trong đàm phán của người Do Thái.


               Khi đàm phán, người Do Thái luôn đến đúng hẹn, thái độ khi gặp mặt cũng hết sức

               hòa nhã. Tuy nhiên, một khi tiến hành đàm phán, họ lại tỏ ra hết sức xem trọng vấn

               đề tiền bạc, một đồng một cắc cũng phải tính toán so đo, chỉ vì một chi tiết nhỏ nhặt

               chưa được làm rõ trong bản hợp đồng, họ cũng có thể tranh cãi với đối tác đến đỏ
               mặt tía tai.



               Trong lúc đàm phán, ấn tượng mà người Do Thái để lại cho các đối tác là: bất cứ

               chuyện gì họ cũng muốn làm cho thật rõ ràng. Thông thường, đàm phán với người
               Do Thái, kết quả của ngày đầu tiên chỉ là một cuộc cãi vã.



               Chiêu thức ấy vẫn được người Do Thái áp dụng trong cuộc đàm phán ngày hôm sau.

               Nếu đối thủ không giữ được bình tĩnh, anh ta sẽ càng trở nên nôn nóng hấp tấp.


               Lúc này, người Do Thái sẽ lập tức chộp lấy cơ hội, tìm cách chọc giận đối phương

               thêm lần nữa buộc họ phải đàm phán với mình trong lúc không được bình tĩnh.
   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176   177