Page 170 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 170

Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com




               Nhân viên bán hàng lên tiếng: “Đó đã là giá thấp nhất rồi, không thể rẻ hem được
               nữa”.



               Abrams vẫn kiến nhẫn đòi nhân viền bán hàng phải giảm xuống mức 9,96 đô la.

               Nhân viên bán hàng tỏ ý không bằng lòng: “Tuyệt đối không thể, dù chỉ một đồng cũng

               không thể hạ xuống được nữa”.


               Abrams vẫn chưa tỏ ý đầu hàng.


               Nhân viên bán hàng lại lên tiếng: “Thưa ông, chỉ vì 1 cent mà cứ kỳ keo với nhau thì

               thật là chuyện khống đáng. Sự thật là chúng tôi không thể hạ giả thấp hem được nữa.

               Lâu nay ông đều mua nợ ở chỗ chúng tôi, nay thêm 1 cent thì cũng có quan hệ gì đâu?”


               Abrams đáp lời: “Sở dĩ tôi kỳ keo bớt giá, là vì tồi rất yêu chuộng hàng hóa ở chỗ các

               anh. Giảm được một cent, nhỡ có bị tôi quỵt nợ, chẳng phải cửa hàng của các anh đã

               bớt tổn thất được 1 cent đó sao ?”.


               Thích mặc cả là một chuyện, mặc cả như thế nào lại là một chuyện khác. Các thương

               nhân Do Thái đã cho chúng ta những nguyên tắc cơ bản:


               Thứ nhất, trên thực tế mặc cả là vấn đề ai có thể thuyết phục ai trong hoạt động mua

               bán song phương. Cùng một thương phẩm, bên bán luôn tìm mọi cách để nói là tốt,

               bên mua cũng cố gắng để nói chưa đạt.


               Thứ hai, trả giá cần phải nêu được lý do. Bới lông tìm vết l{ điều cần thiết phải làm,

               nhưng đó phải là những khuyết điểm không mang tính thực chất hoặc có thể khắc

               phục được.


               Có một nông dân Do Thải tên là Billy lên chợ mua được một con ngựa. Vừa về đến nhà,

               ông đã hớn hở khoe với vợ:
   165   166   167   168   169   170   171   172   173   174   175