Page 173 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 173

Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com




               Mặc đù bên ngoài trông họ cũng đang vô cùng tức giận, nhưng thực tế thì họ lại vô
               cùng bình tĩnh. Chính xác hơn là họ đang dùng kế “khích tướng” để đánh đòn tâm lý

               với đối phương.



               Dưới sự khiêu khích có chủ ý của người Do Thái, đôi bên đi đến ký kết hợp đồng

               trong tình trạng còn đang tranh cãi, nóng nảy và phần thua thiệt đương nhiên thuộc
               về đối phương.



               Mặt khác, người Do Thái cho rằng, bất luận đôi bên tranh cãi đến mức độ nào, đều

               cân phải giữ lại đôi chút thể diện cho đối phương.


               Bởi vì, trong cách nhìn của họ, nếu để đối phương cảm thấy mất mặt trong cuộc đàm

               phán, dẫn đến tổn thương tình cảm, thì dù là một cuộc giao dịch tốt, khả năng để lại

               những hậu họa là khó lòng tránh khỏi, ảnh hưởng xấu đến lần giao dịch sau.


               Quan điểm và cách vận dụng của người Do Thái đối với vấn đề tâm lý trong đàm

               phán, một lần nữa đã thể hiện được trí tuệ của người Do Thái.


               Có một câu chuyện ngụ ngôn Do Thái hết sức thú vị như sau:


               Có một anh mù xách đền lồng, bước đi trong đêm tối đen như mực. Một người từ phía
               trước đi lại, thấy anh ta mù thì ngạc nhiên hỏi: “Anh là người mù, tại sao lại còn đốt

               đền?”



               Anh mù bình thản trả lời: “Tôi thắp đen, để người không mù cố thể nhìn thấy được
               tôi”.



               Đó là trí tuệ đã được người Do Thái hun đúc trong mấy ngàn năm lưu tán của dân

               tộc mình. Do Thái là một dân tộc nhỏ yếu, để tự bảo vệ được mình, họ chỉ có thể dựa

               vào phương pháp “người mù thắp đèn lồng”, để người thống tri nhìn thấy được giá

               trị của mình, từ đó mới có được hi vọng tiếp tục sinh tồn.
   168   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178