Page 186 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 186
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Có một ông chủ khi bị Giáo sĩ trách mắng lại tỏ ra hết sức vui vẻ, còn móc túi tặng cho
vị Giáo sĩ đó một số tiền lớn. Vị Giáo sĩ dường như cũng hiểu ra, nên vui vẻ nhận lấy túi
tiền.
Đến ngày Sabbath tuần sau, lời chỉ trích của vị Giáo sĩ đối với ông chủ cửa tiệm kinh
doanh đã không còn gay gắt như trước. Có lẽ vì ông muốn được chủ cửa hàng tặng
nhiều tiền hơn một chút.
Nhưng kết quả đã không như dự tính, ông không hề nhận được xu nào từ tay ông chủ
cửa hàng.
Sau một hồi do dự, vị Giáo sĩ đã thu hết dũng khí, tìm đến nhà của ông chủ cửa hàng
kia, hỏi ông ta tại sao lại hành xử như vậy.
“Rất đơn giản! Khi ngài nghiêm khắc khiển trách tôi, các đối thủ cạnh tranh khác cũng
cảm thấy sợ hãi. Vì vậy, vào ngày Sabbath chì có mình tôi dám mở cửa hàng, buôn bán
rất đắt. Nhưng lần này ngài lại quá khách khí với tôi, e rằng tuần tới mọi người đều sẽ
mở cửa bán hàng vào ngày Sabbath, tôi làm gì còn cơ hội bán được nhiều hàng nữa
chứ?”
Loại bỏ được tất cả đối thủ cạnh tranh, lũng đoạn thị trường, từ xưa đến nay vẫn là
giấc mơ của các thương nhân.
Nói thẳng ra, cạnh tranh giữa các thương nhân chính là sự cạnh tranh về khả năng
lũng đoạn thị trường.
Trong cách nhìn của người Do Thái, thời điểm lũng đoạn có lợi nhất là khi mọi người
đều ở vào thế không muốn hoặc không dám hành động vì bị hạn chế bởi những
thành kiến phi lý hoặc e sợ mạo hiểm. Vào thời điểm đó, hiệu suất thu hồi vốn sẽ ở
mức rất cao, trong khi lại không cần phải bỏ ra nguồn vốn quá lớn để duy trì sự độc