Page 50 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 50
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
ra cho người khác”. Một vị Giáo sĩ nổi tiếng người Do Thái là Sirer cũng từng rút ra
cốt lõi của văn hóa Do Thái giống như vậy.
Sirer xuất thân bần hàn, dựa vào tài năng thiên phú và sự cần mẫn mà có được tri
thức uyên bác. Sau khi trở thành Giáo sĩ cao cấp nhất của người Do Thái, một lần nọ,
một người không phải là dân Do Thái đến gặp ông và yêu cầu ông “nói hết những
kiến thức về người Do Thái, trong thời gian ông ta có thể đứng vững bằng một chân”.
Tuy nhiên, khi chân của người đó còn chưa kịp nhấc lên, Sirer đã thốt lên một câu:
“Không nên yêu cầu người khác làm việc mà mình cũng không muốn làm”.
Câu nói ấy rõ ràng là tương đồng với câu “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” mà đức
Khổng Tử đã dạy cho dân tộc Trung Hoa cách đây hơn 2500 năm.
Hai dân tộc cổ xưa và ưu tú dường như đã đúc kết ra được một giá trị cốt lõi, tinh túy
về văn hóa của dân tộc mình. Từ khi sinh ra cho đến khi qua đời, con người luôn phải
sống trong cộng đồng xã hội. Điều này có nghĩa là, quan hệ ban đầu của con người
nhất định phải là môi quan hệ tương thân tương ái, giúp đỡ và tha thứ cho nhau, hơn
nữa còn được đặt trên nền tảng cảm thông, chia sẻ lẫn nhau.
“Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” tự nhiên trở thành một nguyên tắc cần phải nắm bắt,
ứng dụng trong mối quan hệ xử thế cảm thông với nhau.
Đương nhiên, đó chỉ là một nguyên tắc thuần phác thông thường, trong những hoàn
cảnh cụ thể, cần phải vận dụng linh hoạt dựa trên tình hình thực tế.
Một ví dụ trong “Talmud” sẽ giúp chúng ta thấy rõ điểm này:
Một lần nọ, một vị Giáo sĩ mời sáu người đến thương lượng một việc quan trọng. Thế
nhưng, ngày hôm sau lại có bảy người cùng đến. Trong số đó đương nhiên có một vị
khách không mời m{ đến. Nhưng vị Giáo sĩ cũng không có cách nào nhận ra người đó