Page 51 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 51
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
là ai. Thế là, vị Giáo sĩ đành phải nói với mọi người: “Nếu có người nào không được
mời mà tự đến, xin hãy nhanh chóng rời khỏi đây ỉ”
Kết quả, người danh tiếng nhất trong số bảy người có mặt, người mà mọi người đều
biết chắc đã được mời, lại tức khắc đứng lèn, bước ra khỏi nơi họp.
Trong số bảy người có mặt nhất định phải có một người không được mời, nhưng khi
đã đặt chân đến phòng họp, lại phải thừa nhận mình là người không đủ tư cách đến
dự là chuyện không phải dễ dàng, đặc biệt là trước mặt nhiều người đức cao vọng
trọng. Vì vậy, hành động nhượng bộ của người đàn ông danh tiếng nhất trong nhóm
có thể nói là một quyết định hết sức khó khăn. Xét theo khía cạnh đó, chúng ta có thể
nói, đều mà câu chuyện trên đây muốn đề xướng chính là tinh thần đạo đức “kỷ sở
bất dục, vật thi ư nhân”.
Có điều, người đàn ông được nhắc đến trong câu chuyện là một người có đức cao
vọng trọng. Nếu là một người bình thường, ông ta có thể làm được điều này không?
Vì vậy, người tự trọng không chỉ cần phải kiên trì nguyên tắc đạo đức này, mà còn
phải biết cách áp dụng nó một cách chính xác trong một điều kiện không gian và thời
gian thích hợp.
® Nhân sở bất dục, vật thỉ ư kỷ
Với câu chuyện trên đây, chúng ta lại một lần nữa phát hiện trí tuệ độc đáo, tinh tế
của dân tộc Do Thái. Ngoài ra, chúng ta cũng thấy “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” phải
là một nguyên tắc dành cho cả đôi bên: một hệ thống đạo đức lý luận kiện toàn
không thể chỉ yêu cầu “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, m{ còn phải giữ vững yêu câu
“nhân sở bất dục, vật thi ư kỷ” (điều mà người khác không muốn làm, thì cũng đừng
làm cho mình).