Page 95 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 95
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
công ty lập tức chạy đến gặp vị Giáo sĩ đại diện cho cộng đồng Do Thái ở đây để
thương lượng.
Sau khi nghe xong sự việc, vị Giáo sĩ thẳng thắn nói với ông ta:
“Trước tiên nên điều tra rõ xem anh ta có phải là người lấy tiền bỏ trốn hay không.
Nếu đúng là như vậy, hãy đến báo với phía cảnh sát. Anh ta sẽ phải chịu khởi tố, tống
vào nhà ngục. Nhưng đó không phải là cách làm của người Do Thái”.
Chiếu theo pháp luật Do Thái, nếu có người trộm tiền, nhất định phải bắt người này
đem tiền giao nộp trở lại. Một khi đã ngồi tù, tiền sẽ không thể quay trở lại.
Vị Giáo sĩ đề nghị, thay vì bắt kẻ trộm tiền tống giam vào ngục, chi bằng nghĩ cách tự
mình đến gặp anh ta, yêu cầu giao nộp tiền lại, sau đó phạt tiền anh ta.
Kết quả, công ty đã tìm ra được người nhân viên đã bỏ trốn đó, đồng thời chứng minh
anh ta đích thị là người đã trộm tiền của công ty.
Sau đó, phía công ty cho người đưa anh ta đến gặp vị Giáo sĩ.
Chiếu theo pháp luật Do Thải, vị Giảo sĩ yếu cầu anh ta phải bồi thường số tiền đã lấy
cắp. Anh ta thành khẩn trình bày mình đã lỡ xài hết số tiền lấy từ công ty, và xin được
tiếp tục quay về làm việc cho công ty để bồi hoàn số tiền đã lấy, khẩn cầu công ty đừng
đem việc này ra trước pháp luật. Cuối cùng, vị Giáo sĩ phán quyết, cho phép anh ta tiếp
tục làm việc trong công ty (đương nhiên là anh ta sẽ không có cơ hội ôm tiền công ty
trốn đi một lần nữa), lấy tiền lương trừ vào số tiền đã lấy cắp, đồng thời còn phải đóng
tiền phạt với tỉ lệ nhất định. Tiền bồi thường do công ty thu, tiền phạt được giao cho vị
Giáo sĩ để cho vào quỹ từ thiến của cộng đồng.