Page 91 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 91
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Xét trên tầng ý nghĩa này, bằng cách phân chia lợi ích, người thanh niên đã tạo nên
một mối quan hệ lợi ích giữa mình và người bán củi. Từ đó mượn sức của người
khác, thực hiện thành công mục tiêu của chính mình. Cách làm đó đủ chứng minh
anh ta có một đầu óc linh hoạt, nhạy bén.
Tuy nhiên, hành động chia bồ câu, chia thịt gà thì không dễ gì giải thích. Hành động
xem ra hết sức khiếm nhã, tham lam của anh ta có thể được xem là thông minh hay
không? Nếu nói là có, vậy hành vi kẻ lớn lừa bịp kẻ nhỏ để cướp lấy miếng ăn, món
lợi đều được xem là hành vi thông minh, tài giỏi hay sao? Đương nhiên, kẻ lừa bịp
phải có phần thông minh, xảo trá hơn những kẻ chỉ biết dùng sức mạnh cướp đoạt.
Thực ra, ở đây có một mấu chốt nho nhỏ. Câu chuyện đặc biệt nhắc đến tình huống
nổi giận của ông chủ quán. Vì sao nổi giận? Nhìn bề ngoài, đó là do hành vi “tham
lam” của vị khách trẻ tuổi, chiếm lấy một phần lớn chim bồ câu và thịt gà riêng mình.
Tuy nhiên, tiếp tục theo dõi câu chuyện chúng ta lại phát hiện, rõ ràng người thanh
niên đang cố ý làm cho ông chủ quán nổi giận. Đợi khi chủ quán bùng phát cơn giận,
anh ta mới thẳng thắn yêu cầu chủ quán trả lại phần di sản của cha mình để lại. Đến
đây chúng ta đã có thể tìm thấy mấu chốt của vấn đề.
Người thanh niên vein dĩ muôn lấy lại phần di sản của cha mình, nhưng điều kiện để
đạt tới mục đích này lại vô cùng hà khắc: thực hiện ba hành vi thông minh. Điều này
nói ra thì dễ, thực hiện lại rất khó, vì không có một tiêu chuẩn chính xác nào cho hai
chữ “thông minh”. Anh ta có thể nỗ lực hết mình, thể hiện hết trí thông minh của
mình, nhưng thừa nhận hành vi của anh ta thực sự là thông minh hay không, lại tùy
thuộc vào người chủ quán.
Vì vậy, để người chủ quán nhanh chóng thừa nhận sự thông minh của mình, người
thanh niên lại một lần nữa mượn mối quan hệ lợi ích giữa người với người để thực
hiện kế hoạch của mình.