Page 92 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 92
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Khi mượn “lực” của người bán củi, anh ta đã lợi dụng sách lược “lợi ích cùng tăng”.
Khi “ép” người chủ quán hợp tác với mình, sách lược mà anh ta sử dụng lại là “lợi ích
cùng giảm”: nếu anh không thừa nhận hành vi của tôi là thông minh, đồng nghĩa
chưa chịu giao phần di sản của cha tôi lại cho tôi, tôi sẽ cứ dùng đến phương thức hi
sinh lợi ích của ông, bức ông cho đến khi không còn chịu đựng được nữa. Nếu ông đã
có quyền quyết định hành vi của tôi là thông minh hay không, thì ông cũng phải có
nghĩa vụ đón nhận những hậu quả do hành vi của tôi mang lại. Vì vậy, khi người chủ
quán đùng đùng nổi giận, cũng chính là lúc ông cảm nhận được lợi ích của mình đang
bị đe dọa.
Quan hệ giữa con người với con người, trên căn bản là mối quan hệ về lợi ích, đặc
biệt là giữa những người không quen biết như chàng thanh niên với người bán củi
và ông chủ quán trong câu chuyện kể trên. Tất nhiên, trong một mối quan hệ nhất
định, còn phải xét đến khía cạnh đạo ĩ đức, nhưng yếu tố chi phối nhiều nhất vẫn chỉ
là lợi ích. Chỉ khi nào lợi ích của người khác được cột chặt với lợi ích của bạn, họ mới
chấp nhận đặt lợi ích của bạn thành lợi ích của họ, tức sẵn sàng suy nghĩ, tìm ra
đường hướng có lợi cho bạn. Bởi vì, những hành động đó cũng đồng thời mang đến
những biến động tương ứng trong lợi ích của chính bản thân họ.
Vì vậy, khi cùng làm việc hay điều động đối phương, biện pháp tốt nhất sẽ l{ “để
người khác suy nghĩ đến lợi ích của mình”. Cái khẩu hiệu “có phúc cùng hưởng, có
họa cùng chia” thường được các anh em trong bang hội đề xướng, chẳng qua chỉ là
cách ứng dụng trực tiếp đối với sách lược này mà thôi.
Hiện nay, sự thành công của các tập đoàn người Mỹ gốc Do Thái là một minh chứng
cho thành công của sách lược này. Khi người Do Thái có được những số tiền khổng
lồ và nắm giữ những lá phiếu vô cùng quan trọng, đồng thời lại biết đoàn kết với
nhau như một, vận dụng chính xác nguyên tắc “cùng lợi cùng hại”, thì bất luận là