Page 202 - chuyen doi lon - ebook.dangtrongdai.com
P. 202
để trói cứng người). Bên cạnh những thứ thông thường, còn có những
thứ kỳ dị và những thứ quái ác.
giống như Thelma Arnold, hầu hết chúng ta giả thiết rằng chúng ta
nặc danh khi giao dịch trực tuyến. Chúng ta xem internet không chỉ như
một khu mua hàng và một thư viện mà còn như một nhật ký cá nhân,
thậm chí một nơi xưng tội. Thông qua những trang Web ta ghé thăm
và những thứ ta tìm kiếm, ta để lộ ra những chi tiết không chỉ về công
việc, sở thích, gia đình, quan điểm chính trị, và sức khỏe mà còn cả về
những bí mật, tưởng tượng, ám ảnh, lầm lỗi, và thậm chí trong những
trường hợp cực đoan, cả những tội lỗi của chúng ta. nhưng cảm giác về
sự nặc danh của chúng ta phần lớn là một ảo tưởng. Thông tin chi tiết
về mọi thứ chúng ta thực hiện trực tuyến được thu thập hàng ngày, lưu
trữ trong những cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp hay chính phủ, và nối
với căn cước thật của chúng ta, hoặc tường minh thông qua tên, số thẻ
tín dụng, và địa chỉ iP được gán tự động cho máy tính của chúng ta, hay
không tường minh thông qua lịch sử tìm kiếm và lướt mạng của chúng
ta. một biếm họa nổi tiếng của tạp chí New Yorker năm 1993 tương một
lời chú thích: “Trên internet, không ai biết bạn là một con chó.” Trong
thực tế, không những ai cũng biết bạn là một con chó, mà có thể còn biết
bạn thuộc giống gì, tuổi của bạn, bạn sống ở đâu, và bạn thích những gì.
Liên kết những thông tin nhạy cảm với tên người không đòi hỏi tới
một nhóm phóng viên của New York Times ngồi sàng lọc đống nhật ký
tìm kiếm và danh bạ điện thoại. nó cũng chẳng đòi hỏi sự tiết lộ dữ liệu
vô tình hay hữu ý. Khi cơ sở dữ liệu trực tuyến tăng nhanh và công nghệ
phân tích phát triển, thì việc dùng chiếc máy tính Toàn cầu để “khai thác”
thông tin cá nhân lại càng dễ dàng hơn. mấy tháng trước khi AOL công
bố nhật ký tìm kiếm của nó, tác giả Tom Owad đã cung cấp một bài học
ớn lạnh cho thấy việc lấy dữ liệu riêng tư từ internet là dễ dàng ra sao.
201
Một tấm mạng nhện