Page 198 - chuyen doi lon - ebook.dangtrongdai.com
P. 198
tâm với tính chất mở của internet, nay lại càng quyết liệt hơn trong việc
đòi hỏi các quốc gia riêng biệt phải được trao chủ quyền lớn hơn đối với
internet. những nước khác cũng kêu gọi thay đổi về cấu trúc quản trị,
đi xa tới mức cho rằng quyền lực của mỹ về gán địa chỉ và tên trang web
cùng với điều tiết lưu lượng là thể hiện một dạng của “chủ nghĩa thực dân
mới.” Brazil, thất vọng về sự thiếu kiểm soát đối với nột dung khiêu dâm
trực tuyến, dọa sẽ tạo mạng internet khu vực riêng của họ, nếu hệ thống
hiện hành vẫn không thay đổi. Tháng Chín năm 2005, lý do bội ước lại
được thúc đẩy thêm khi Cộng đồng Châu Âu làm ngạc nhiên hoa Kỳ,
ủng hộ việc tăng cường giám sát quốc tế đối với internet, đề nghị “thành
lập một cơ chế trọng tài và giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc
tế.” Tình trạng căng thẳng đã ngự trị những cuộc thảo luận tại hội nghị
Thượng đỉnh Thế giới về xã hội Thông tin do Liên hiệp Quốc bảo trợ,
tổ chức tại Tunisia tháng mười một năm 2005. Không đạt nổi bất kỳ một
thỏa thuận cụ thể nào, các đại biểu đã đưa ra một tuyên bố mập mờ nhấn
mạnh rằng “mọi tiếp cận quản trị internet đều cần phải mang tính toàn
bộ, dễ đáp ứng và cần phải tiếp tục khuyến khích một môi trường thuận
lợi cho sáng tạo, cạnh tranh và đầu tư.”
Khi tầm quan trọng của internet, với tư cách một hạ tầng cơ sở mà
toàn cầu chia sẻ, tăng lên thì những quyết định về việc quản trị nó cũng
như cấu trúc và các giao thức cũng sẽ có tiếng nói mạnh hơn. Lưới điện
toán mới có thể bao trùm cả thế giới, là môi trường cho thương mại,
liên lạc, và cả văn hóa; nó có những hệ quả sâu sắc đối với các quốc gia
và khu vực. những quan niệm rất khác nhau về việc lưới cần phải hoạt
động như thế nào đang nổi lên, phản ánh những mối quan tâm kinh tế,
chính trị và xã hội của các quốc gia và khu vực khác nhau. Chẳng bao
lâu nữa, các chính phủ sẽ bị buộc phải bắt đầu chọn phe. họ sẽ phải
lựa chọn, như Jack goldsmith và Tim Wu viết trong Who Controls the
197
Cuộc chiến Mạng