Page 116 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 116
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Một nguồn tài nguyên khác được thương nhân Do Thái phát hiện và khai thác hiệu
quả chính là cái miệng của con người. Có thể nói, miệng là một “cái động tiêu hóa
không đáy”. Trên thế giới hiện nay đã có hơn 6 tỉ cái “động không đáy”, tiềm năng thị
trường của nó là vô cùng lớn. Vì vậy, tất cả những gì mà thương nhân Do Thái kinh
doanh có liên quan đến cái miệng như cửa hàng thực phẩm, cửa hàng đường, cửa
hàng cá, cửa hàng trái cây, cửa hàng rau quả, nhà hàng, quán cà phê, quán bar, câu
lạc bộ... đều rất phát đạt. Có thể nói một cách không khoa trương rằng, chỉ cần là thứ
có thể cho vào miệng được, thương nhân Do Thái đều có thể kinh doanh, bởi đơn
giản những món hàng đó đều có thể giúp họ kiếm tiền.
Thực phẩm di vào miệng đều phải trải qua quá trình tiêu hóa và bài tiết ra ngoài,
nhu cầu hấp thu nguồn dinh dưỡng mới cũng không ngừng phát sinh, thương nhân
cũng nhờ đó mà không ngừng kiếm được bộn tiền. Đương nhiên, kinh doanh thực
phẩm không thể nhanh chóng kiếm lợi như kinh doanh các sản phẩm dành cho nữ
giới. Vì vậy, đối với người Do Thái, sản phẩm dành cho nữ giới được đặt lên vị trí
“thương phẩm số một”, còn thực phẩm phải xếp ở vị trí “thương phẩm số hai”. Số
thương nhân Do Thái theo đuổi công việc kinh doanh “thương phẩm số một” nhiều
hơn hẳn số thương nhân kinh doanh “thương phẩm số hai”.
Đương nhiên, ở bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, nếu chỉ cứng nhắc dựa vào những
quy tắc kinh doanh thông thường thì rất khó mang lại hiệu quả. Nó đòi hỏi người
kinh doanh phải có một đầu óc thông minh và một năng lực quan sát sâu rộng. Kinh
doanh “cái miệng” cũng không ngoại lệ. Câu chuyện về một thương nhân Nhật Bản
kinh doanh thành công món bánh mì nhân thịt dưới đây sẽ chứng minh cho lập luận
trên.
Đó là một tĩ phú rất nổi tiếng người Osaka, và cũng là người sáng lập cửa hàng bánh
mì nhân thịt Nhật Bản. Đầu thập niên 70 của thế kỷ 20, ông hợp tác với công ty