Page 111 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 111
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Montesquieu từng nói: “Nơi nào có tiền, nơi đó có người Do Thái”.
Suốt gần 2000 năm, người Do Thái không có quốc gia. Vì vậy, ngay từ khi sinh ra, họ
đã trở thành những “công dân quốc tế”; thương nhân Do Thái không có thị trường cố
định, điều này khiến họ trở thành “thương nhân thế giới”.
Khi bắt đầu quần tụ trên vùng đất Canaan, dựa vào ưu thế đất đai, người Do Thái bắt
đầu tiến hành các hoạt động buôn bán trong vùng hoặc thực hiện những chuyến
buôn xa. Đến thòi kỳ vương triều Solomon, người Do Thái đã tổ chức được những
đội tàu buôn nhỏ và hạm đội quốc gia, tiến hành những cuộc viễn chinh đến An Độ,
mua về những thổ sản quý giá như vàng, ngà voi, gỗ đàn hương, đá quý, khỉ và chim
công.
Sau khi đất nước sụp đổ, người Do Thái bị bức hại phải lưu tán đến các nước trên thế
giới, hoạt động buôn bán cũng di chuyển theo bước chân của họ. Dưới sự kỳ thị của
nhiều chế độ thống trị và dân tộc trên thế giới, họ cứ phải bôn ba khắp nơi, học cách
đối phó với những biến cố phát sinh trong cuộc sống và thương trường. Nhờ đó, họ
am hiểu tình hình thị trường thế giới, kết giao được với những bạn hàng ở khắp các
quốc gia.
Dân tộc Do Thái xem trọng giao ước, ngay từ rất sớm đã định ra những quy tắc giao
dịch hết sức nghiêm ngặt và một hệ thống luật kinh tế hết sức rõ ràng. Điều này giúp
họ có thể vượt qua biên giới quốc gia, dân tộc, dễ dàng chen chân vào thị trường các
nước. Hơn nữa, những người Do Thái thông minh còn không quên học thuộc những
quy tắc và pháp lệnh thương nghiệp của nước sở tại, tìm ra những khe hở hoặc
những điều khoản có lợi cho hoạt động giao dịch của mình, để có thể dễ dàng tìm ra
đối sách, giành được ưu thế. Có thể nói, thương nhân Do Thái là những người luồn