Page 112 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 112
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
lách khe hở pháp luật một cách tự nhiên nhất, kiếm tiền một cách đường đường
chính chính nhất.
Sau khi đạo Hồi hưng thịnh, do sự khác biệt về tín ngưỡng, thế giới Hồi giáo và thế
giới Cơ Đốc giáo bước vào thời kỳ thù địch, dối chọi với nhau, làm đứt đoạn mối
quan hệ mậu dịch giữa ba châu lục Á - Âu - Phi. Sự khác
biệt về tôn giáo, văn hóa khiến cho các thương nhân Đông - Tây khó thâm nhập vào
thị trường của nhau. Nhưng đó lại là một cơ hội tuyệt vời mà “thượng đế” đã ban cho
những người Do Thái tha hương không tổ quốc.
Thương nhân Do Thái giương đông kích tây, chuyển nam lên bắc, mở rộng giao dịch,
thực hiện hết cuộc giao dịch này đến cuộc giao dịch khác, thu về túi mình không biết
bao nhiêu lợi nhuận. Thế giới Hồi giáo và Cơ Đốc giáo thù địch lẫn nhau. Hình thái ý
thức không trung lập, nhưng tiền thì trung lập. Chỉ cần đặt quan hệ làm ăn với người
Do Thái, ai cũng đều là bạn bè. Đó là một trong những chuẩn tắc kinh doanh “vì tiền
chạy bốn phương” của người Do Thái. Họ không chỉ tự mình bôn ba khắp chốn, mua
vào bán ra, mà còn khích lệ đồng bào mình cùng nhau hăng hái thực hiện.
Có người nói, công hiến vĩ đại nhất của thương nhân Do Thái đối với sự hình thành
thị trường thế giới là sự phát hiện ra lục địa châu Mỹ - việc phát hiện ra Tân đại lục
là kết quả “rong ruổi” vì tiền của người Do Thái.
Không lâu sau khi Tân đại lục được phát hiện, đã có những cuộc di cư của người Do
Thái, họ trở thành một trong những thực dân đầu tiên ởvùng đất này. Một thế kỷ
sau, người Do Thái đã khống chế được hoạt động mậu dịch trên các vùng đất thực
dân ở Tân dại lục, hoạt động xuất nhập khẩu hầu như đã hoàn toàn nằm trong tay
của các thương nhân Do Thái. Họ vận chuyển nguyên vật liệu của Tân đại lục đến
châu Âu, rồi lại đem công nghệ, thành phẩm từ châu Âu đến đất thực d}n, qua đó thu