Page 52 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 52
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Không khó nhận ra, “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, hàm chứa ý nghĩa thừa nhận vị
trí ưu tiên của người khác, thậm chí khắc chế yêu cầu của chính mình để hòa nhịp
vào trong các mối quan hệ xã hội.
Một con người không có quyền ép buộc người khác phải nhận lấy thứ mà mình
không muốn nhận, và cũng không được ép mình phải nhận lấy cái mà hầu hết mọi
người đều không muốn nhận. Nếu phải đối mặt với một tình huống mà cả hai đều
không muốn gánh vác, thì phải giải quyết như thế nào? Bấy giờ, người nhân nghĩa sẽ
xuất hiện để gánh chịu. Cách làm này có thể khiến cho người khác cảm động, kính
phục, nhưng bản thân nó đã là một hành vi vi phạm “đạo đức”.
Ý nghĩa đích thực của “đạo đức” là cả đôi bên đều nhận được lợi ích, chứ không phải
là một bên bị tổn hại, còn một bên thì được hưởng lợi.
Tóm lại, trong việc đối đãi với người và với chính bản thân, cần phải cùng lúc tuân
thủ hai nguyên tắc: “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” và “nhân sở bất dục, vật thi ư kỷ”.
Nếu chúng ta đã không muốn bị người khác lừa dối, thì cũng không nên lừa dối
người khác, đơn giản vì người khác cũng không muốn bị lừa. Cũng như vậy, trong
một số tình huống nào đó, việc nói thực có thể xúc phạm hay làm tổn thương đến
người khác thì cũng không nhất thiết cứ phải nói thật, mà nên chuyển thành “lời nói
dối thiện ỷ”.
Trong “Talmud” có ghi lại hai tình huống mà nhân vật có thể nói dối, hay chính xác
hơn là cần phải nói dối.
Thứ nhất, nếu một người nào đó đã mua một món đồ, rồi đem tới nhờ bạn đánh giá.
Bấy giờ, dù cho vật ấy không tốt, bạn cũng nên nói “thật tuyệt!”.