Page 55 - Tư duy kinh doanh của người do thái
P. 55
Đọc sách tại : ebook.dangtrongdai.com
Tuy nhiên, trong thời đại “Kinh Thánh”, người Do Thái vẫn sống trong một xã hội
nông nghiệp, rất ít tiến hành hoạt động giao dịch, “thương nhân” vẫn còn là một
danh từ xa lạ. Thời bấy giờ, người Do Thái hầu như không tiến hành mua bán, chỉ có
những đạo đức thương nghiệp đơn giản như cân đo đúng lượng, không lừa dối...
nhưng đã thể hiện rõ chuẩn tắc giao dịch xem trọng công bình và “chú trọng đạo lý”
của người Do Thái.
Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của thương nghiệp, hoạt động giao dịch ngày
càng trở nên phổ biến trong xã hội, “Talmud” cũng kịp thời xuất hiện, đưa ra rất
nhiều quy định dối với hoạt động giao dịch thương mại của người Do Thái, và dành
ra rất nhiều chương đoạn bàn luận về các vấn đề đạo đức cần phải tuân thủ trong
hoạt động kinh doanh thương mại.
Trong “Talmud”, hoạt động giao dịch thương mại có một nguyên tắc đặc thù, vượt
lên những chuẩn mực hành vi trong lĩnh vực sinh hoạt thường ngày. Điều này có
nghĩa là, ngay đến một người thành thực nhất, cũng vẫn có thể dựa theo nguyên tắc
“trong kinh doanh nói chuyện kinh doanh” để tiến hành hoạt động giao dịch.
Tuy nhiên, điều mà các Giáo sĩ nghiên cứu nhiều nhất là làm sao có thể trở thành
một thương nhân đạo đức, chứ không phải trở thành những “gian thương” chỉ biết
chạy theo lợi nhuận. Do đó, người Do Thái đã hình thành nên một truyền thống
thương nhân cần có đầy đủ đạo đức thương nghiệp.
Trong lúc tiến hành hoạt động giao dịch, người Do Thái cho rằng, dù chưa từng nhận
được bất kỳ sự bảo đảm nào trước đó, họ vẫn có quyền yêu cầu sản phẩm được mua
phải có chất lượng thật tốt. Đi mua một món hàng, đồng nghĩa với việc món hàng
được mua phải không có tì vết, hư hỏng. Ngay cả khi bên bán đã tuyên bố “hàng ra
khỏi cửa, miễn trả lại”, nhưng một khi sản phẩm thực sự có vấn đề, bên mua vẫn có
quyền yêu cầu đổi hàng. Hơn nữa, bên bán bắt buộc phải đồng ý cho đổi.