Page 155 - chuyen doi lon - ebook.dangtrongdai.com
P. 155
London, đã nêu rõ quan điểm này trong tiểu luận của ông năm 1998
nhan đề “The hi-Tech gift Economy” (nền Kinh tế Quà tặng Kỹ thuật
Cao). ông viết về người sử dụng internet: “Không bị giới hạn về khoảng
cách vật lý, họ hợp tác với nhau mà không có sự chi phối của tiền bạc hay
chính trị. Không quan ngại tới bản quyền, họ cho và nhận thông tin mà
không nghĩ tới việc trả và nhận tiền. Trong sự thiếu vắng của nhà nước
hay thị trường để chi phối những khế ước xã hội, các cộng đồng mạng
được hình thành thông qua nghĩa vụ tương tác được tạo bởi những quà
tặng về thời gian và ý tưởng.”
nếu mọi người xem xét thế giới Web ngày nay thì sẽ thấy những lời xác
nhận như vậy cũng chứa đựng sự thật. máy tính và internet đã cho con
người những công cụ mới mạnh mẽ để tự biểu lộ, để phổ biến thành quả
lao động của họ tới đông đảo công chúng, và để hợp tác sản xuất các sản
phẩm khác nhau. nhưng ở đây cũng có một sự ngây thơ, hay ít ra là một
sự thiển cận đối với những lý lẽ này. Kiểu khoa trương không tưởng đã
bỏ qua thực tế là kinh tế thị trường sẽ nhanh chóng thay thế kinh tế quà
tặng. những “quà tặng về thời gian và ý tưởng” đang trở thành đầu vào
để tạo ra hàng hóa. Dù đó là một công ty lớn như Tập đoàn Thông tin của
Rupert murdoch, chủ sở hữu của mySpace, hay công ty một người như
PlentyOfFish của markus Frind, các doanh nghiệp đều đang sử dụng số
lượng lớn những “người tặng quà” trên internet như một đội ngũ toàn
cầu về nhân công giá rẻ.
năm 2005, khi mua lại công ty Flickr với giá 35 triệu đôla, công ty
internet khổng lồ yahoo đã không ngần ngại thú nhận điều họ quan tâm
là gặt hái tất cả những đóng góp từ lao động miễn phí của người sử dụng
Flickr. như giám đốc điều hành của yahoo Bradley horowitz nói với tờ
Newsweek, “với chưa đến 10 nhân viên phải trả lương, [Flickr] có hàng
triệu người dùng tạo ra nội dung, hàng triệu người dùng tổ chức nội
154
chuyển đổi lớn